Thủ tướng chỉ ra 3 trụ cột cho Việt Nam phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng xuyên suốt 30 năm qua, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường.

Chủ trì phiên toàn thể Hội nghị Toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2018, chiều ngày 5/7 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các chủ đề trao đổi tại hội nghị ngày hôm nay vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

chiều ngày 5/7 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp.

Thay đổi từ tư duy…

“Những kiến nghị rất sát với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, thiết kế nền tảng đổi mới sáng tạo, tạo việc làm ổn định và phương pháp tiếp cận với sự thay đổi liên tục của khoa học và công nghệ”, Thủ tướng nói.

Theo Người đứng đầu Chính phủ, tăng trưởng kinh tế cho đến phát triển kinh tế rồi phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi mà ẩn sau đó là cả những nội hàm rất sâu sắc xuất phát từ quá trình thay đổi nhận thức. 

“Nói khác đi, để đi đến được khái niệm phát triển bền vững như ngày nay là một quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết của chúng ta về những gì được xem là mục đích và ý nghĩa thực sự của sự phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tăng trưởng kinh tế, như cách hiểu truyền thống, chỉ sự gia tăng thu nhập quốc dân thực trên đầu người. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thước đo về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã bị phê phán là có nhiều hạn chế. Chẳng hạn, có những nước mức thu nhập bình quân đầu người như nhau nhưng chất lượng sống của người dân những nước này rất khác nhau. Nhiều nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người khá cao nhưng không phải nhóm người nào trong xã hội cũng được hưởng lợi thành quả từ tăng trưởng. Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng…

“Để khắc phục nhược điểm của thước đo tăng trưởng kinh tế, người ta bổ sung thêm khái niệm phát triển kinh tế”, Thủ tướng cho biết.

Nhắc Báo cáo Phát triển Con người, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) với “mục tiêu duy nhất là đưa con người vào trọng tâm của quá trình phát triển” và Chỉ số Phát triển Con người HDI, Thủ tướng đánh giá, tư duy phát triển không phải là thứ chân lý đã hoàn tất, mà là một quá trình tiếp tục hoàn thiện.

Năm 2000, năm bản lề khi nhân loại bước sang Thiên niên kỷ thứ 3, Đại hội đồng Liên hiệp “Từ đó, các quan điểm về phát triển bền vững bắt đầu được mở rộng ra và mang tính bao trùm lớn hơn, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại là được sống trong hoà bình, phát triển xanh, môi trường sống trong sạch, bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, không còn chiến tranh và đói nghèo. Đó cũng chính là khát vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định.

Chiến lược bền vững trên ba trụ cột

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo, kém phát triển đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình, đã sớm hoàn thành nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), được cộng đồng quốc tế coi là điểm sáng về xóa đói giảm nghèo.

Thủ tướng cho rằng, có thể nói, xuyên suốt hơn 30 năm qua, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng dựa trên 3 trụ cột. Thứ nhất, về kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. “Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1986-2917 đạt 6,63%/năm, riêng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 7,08% so với cùng kỳ, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, thu nhập của người dân đã tăng từ mức 94 đô la Mỹ vào năm 1990 lên gần 2.400 đô la Mỹ năm 2017, tương đương khoảng 6.700 đô la tính theo ngang giá sức mua (PPP).

“Từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao trong 2 thập niên tới. Việt Nam phải có bước phát triển đột phá sâu rộng”, Người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Hiện, bên cạnh phát triển các thành phần kinh tế, các cân đối vĩ mô luôn được duy trì ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng cao. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành một điểm đến hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư quốc tế.

“Kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện phát triển tốt, mức tăng trưởng cao, lạm phát kiểm soát tốt, khả năng chống chịu của nền kinh tế cao, dự trữ ngoại tệ, đơn đặt hàng tăng cao nhất khu vực Aesean…”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, xã hội, Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, nhờ tăng trưởng kinh tế cao và chính sách phân phối hiệu quả, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã giành được nhiều thành quả ý nghĩa. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều hiện đã giảm còn 7% vào cuối năm 2017.

Điều kiện sống của người dân, cả vật chất lẫn tinh thần đều có sự thay đổi rõ nét. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Thủ tướng nói.

Thứ ba, môi trường, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam đã đặt sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường.

“Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) nhìn nhận Việt Nam là quốc gia tiên phong thực hiện mô hình thành phố bền vững và đây được xem là hình mẫu nhân rộng cho nhiều quốc gia khác”, Thủ tướng thông tin. 

Những nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng cho biết cơ bản nhất trí với các báo cáo và kiến nghị, đề xuất về phát triển bền vững và nhấn mạnh một số điểm, một là, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng mà bao gồm cả vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người, cần thống nhất cả trong nhận thức và hành động của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương bám sát nhiệm vụ, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030. 

“Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi cá nhân. Tôi đề nghị chúng ta cùng chung tay thực hiện tốt tất cả các mục tiêu này”, Thủ tướng khẳng định. 

Hai là, cải cách thể chế kinh tế, giải phóng sức sản xuất, tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân phát huy hết khả năng của mình chung tay xây dựng xã hội thịnh vượng, bền vững. Điểm mấu chốt của nhiệm vụ này là nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

”Tôi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm cả chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4 làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD”, Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhất là VCCI trong việc phát hiện các rào cản về thể chế pháp luật, nhất là điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính. “Đặc biệt tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển”, Thủ tướng khẳng định.

Ba là, về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng cho biết Chính phủ xác định đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt của phát triển bền vững. 

Lấy ví dụ về Tập đoàn Viễn thông Viettel và nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ, Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện thể chế chính sách để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Cam kết bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản và ý tưởng sáng tạo.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết ngày 13/7 tới sẽ chủ trì hội nghị cấp cao, tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh của công nghiệp lần thứ 4.

”Chúng ta đều nhận thức, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể làm thay đổi sâu sắc cấu trúc nền kinh tế, có thể mang lại cơ hội vô cùng to lớn cho phát triển. Đây không phải là nhiệm vụ của riêng ngành khoa học công nghệ mà các bộ, ngành, địa phương đều phải chủ động nhận diện, tiếp cận, khai thác hiệu quả cơ hội này. Đặc biệt người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp”, Thủ tướng nhận định.

Mặc dù đã làm được nhiều việc nhưng chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. “Tôi vẫn tự hỏi, chúng ta đã thực sự chủ động sẵn sàng cho 4.0 chưa? Chúng ta chuẩn bị các kỹ năng cần thiết nào cho 4.0? Chính phủ cho rằng giáo dục là chìa khóa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ mở cánh cửa tri thức, tạo ra các cơ hội làm chủ tương lai tươi sáng của đất nước”, Thủ tướng nói.

Chính phủ cam kết  đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người dân, không ai bị bỏ lại do thiếu các cơ hội học tập. Tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và chất lượng cao, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thời kỳ công nghiệp 4.0.

“Con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hãy cùng nhau nỗ lực hợp tác xây dựng thể chế vững mạnh, một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển, môi trường sống trong lành, xã hội phát triển hài hòa, thịnh vượng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu VCCI có báo cáo tóm tắt kết quả Hội nghị lên Thủ tướng, Bộ KH&ĐT trên cơ sở kết quả Hội nghị hôm nay, chủ trì soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững

Tổng kết nội dung Hội nghị, TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI cho biết, các doanh nghiệp tham gia toạ đàm nhấn mạnh cần có một khuôn khổ để các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đều có thể tham gia vào để phát triển nền kinh tế tuần hoàn, không phát thải hoặc tối đa không phát thải. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề xuất xây dựng một khuôn khổ pháp lý vừa là khuyến khích, vừa là hướng dẫn, thúc đẩy doanh nghiệp lập báo cáo bền vững và ứng dụng bộ chỉ số bền vững trong hoạt động của doanh nghiệp. 

"Đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cám ơn Thủ tướng và Chính phủ đã đưa bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững vào Nghị Quyết 19 năm nay để khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng bộ chỉ số này", TS Vũ Tiến Lộc vui mừng thông báo. 

Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp dẫn đầu nên đi đầu trong việc áp dụng, hướng dẫn và lan toả bộ chỉ số này ngày càng mạnh mẽ hơn trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại các địa phương, từng ngành. 

TS Vũ Tiến Lộc đề xuất: "Việc áp dụng bộ chỉ số và nền kinh tế tuần hoàn cũng nên gắn với từng ngành hàng, từng doanh nghiệp cụ thể".

Việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, các doanh nghiệp, đại biểu thống nhất là, có lẽ đối tác công tư, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo phải là mối quan hệ thành công. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong chiến lược phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

VCCI khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp làm  việc với cơ sở dạy nghề để các doanh nghiệp tham gia vào đây không chỉ với vai trò là người đặt hàng mà còn là nhà đầu tư, tham gia soạn thảo giáo trình đào tạo, người kiểm định chất lượng đào tạo và là người tuyển dụng lao động. Gắn kết giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Đây là một trong những kiến nghị quan trọng của Hội nghị. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng chỉ ra 3 trụ cột cho Việt Nam phát triển bền vững tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365812 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365812 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10