Tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt Trời

Diendandoanhnghiep.vn Tiểu hành tinh 2021 PH27 chỉ mất 113 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời.

Mô phỏng tiểu hành tinh 2021 PH27 bay qua Mặt Trời. Ảnh: CTIO/NOIRLab/NSF/AURA/J. da Silva

Mô phỏng tiểu hành tinh 2021 PH27 bay qua Mặt Trời. Ảnh: CTIO/NOIRLab/NSF/AURA/J. da Silva

2021 PH27 có thời gian quay quanh quỹ đạo ngắn nhất đối với bất kỳ vật thể nào đã biết trong hệ Mặt Trời, trừ sao Thủy, hành tinh quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 88 ngày. Tuy nhiên, 2021 PH27 di chuyển theo quỹ đạo hình elip dài hơn nhiều so với sao Thủy, do đó nó tới gần Mặt Trời hơn. Khoảng cách gần nhất giữa 2021 PH27 và Mặt Trời là 20 triệu km so với 47 triệu km của sao Thủy.

Trong những lần bay gần Mặt Trời, bề mặt của 2021 PH27 nóng tới mức đủ để làm chảy chì (500 độ C). Đồng thời, việc tiến sâu vào giếng trọng lực của Mặt Trời cũng khiến tiểu hành tinh này trải qua hiệu ứng tương đối lớn hơn bất kỳ vật thể nào khác trong hệ, thể hiện qua sự dao động nhỏ trên quỹ đạo hình elip của 2021 PH27 quanh Mặt Trời. Do đó, quỹ đạo của nó không ổn định trong thời gian dài. 2021 PH27 nhiều khả năng sẽ đâm vào Mặt Trời, sao Thủy hoặc sao Kim sau vài triệu năm nữa.

2021 PH27 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 13/8 bởi các nhà thiên văn học thông qua Camea vật chất tối (DEC), công cụ mạnh đa dụng đặt trên kính viễn vọng 4 m Victor M. Blanco ở Đài quan sát liên châu Mỹ Cerro Tololo tại Chile. Nhóm nghiên cứu xác định quỹ đạo của tiểu hành tinh sau đó vài ngày, nhờ quan sát của DEC và kính viễn vọng Magellan ở Đài quan sát Las Campanas tại Chile, cùng với những kính nhỏ hơn trên khắp Chile và Nam Mỹ do Đài quan sát Las Cumbres vận hành.

Trưởng nhóm nghiên cứu Scott Sheppard, nhà thiên văn học tại Viện Khoa học Carnegie Institution ở Washington, D.C và cộng sự ước tính 2021 PH27 rộng khoảng một kilomet. Thiên thạch này có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, sau đó đẩy vào vành trong hệ Mặt Trời bởi tương tác hấp dẫn với một hoặc nhiều hành tinh. Tuy nhiên, đường bay của 2021 PH27 nghiêng 32 độ so với mặt phẳng của hệ Mặt Trời. Độ nghiêng lớn như vậy hé lộ nó có thể là một sao chổi hình thành ở vành ngoài hệ Mặt Trời, sau đó tiến vào quỹ đạo gần ngôi sao hơn sau khi bay qua sao Hỏa, Trái Đất hoặc hành tinh đá khác.

Những quan sát sâu hơn có thể giúp giải đáp bí ẩn trên, nhưng Sheppard và đồng nghiệp sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa để thu thập thêm dữ liệu. Hiện nay, 2021 PH27 đang di chuyển phía sau Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không xuất hiện trở lại cho tới đầu năm 2022.

Nguồn Space

https://vnexpress.net/tieu-hanh-tinh-quay-nhanh-nhat-quanh-mat-troi-4345335.html

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiểu hành tinh quay nhanh nhất quanh Mặt Trời tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711624637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711624637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10