Vận khó đeo đuổi DLG

Diendandoanhnghiep.vn “Đại gia phố núi” Đức Long Gia Lai đang bị kiểm toán đặt nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục khi mà hầu hết các khoản nợ của tập đoàn này đều đã quá hạn thanh toán.

Hoạt động của Đức Long Gia Lai phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn, giãn nợ, giảm lãi…

Từ biến động nhân sự...

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) vừa ra quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Trung Kiên kể từ 3/9. Song song đó, công ty thông báo ông Trần Cao Châu sẽ từ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng để đảm nhận vị trí CEO thay thế.

Đức Long Gia Lai bị các ngân hàng đồng loạt ngừng giải ngân.

Đức Long Gia Lai bị các ngân hàng đồng loạt ngừng giải ngân.

Ông Nguyễn Trung Kiên hồi đầu năm 2019 đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DLG nhưng chỉ mua được 340.000 đơn vị. Sau đó, ông thay đổi quyết định khi đăng ký bán gần hết 2,45 triệu cổ phiếu trong thời gian 23/7-21/8 (chưa có báo kết kết quả giao dịch).

Ông Kiên được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc DLG kể từ 1/4/2018. Ông từng làm nhân viên kỹ thuật Công ty công trình 86, nhân viên ban QLDA bến xe Đức Long Gia Lai, Giám đốc ban QLDA Đức Long Tower, Giám đốc CTCP BOT và Đức Long Đak Nông. Hiện ông vẫn là thành viên HĐQT CTCP Chè Biển Hồ (UPCoM: BHG).

Việc biến động lãnh đạo tại Đức Long Gia Lai diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đối mặt nhiều khó khăn, giá cổ phiếu giảm sâu nhất trong lịch sử niêm yết.

Hiện giá cổ phiếu DLG thuộc top những cổ phiếu thấp nhất trên sàn chứng khoán, giao dịch quanh vùng giá 1.600 đồng/CP.

... đến nợ "ngập đầu"

Mới đây, công ty đã có báo cáo giải trình về việc chuyển từ lỗ quý I sang lãi quý II/2019. Theo đó, DLG nêu, trong quý đầu năm, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sản xuất giảm. Bên cạnh đó, công ty phải nộp một khoản tiền chậm nộp của quyền sử dụng đất cho cơ quan thuế, là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý I lỗ 17,4 tỷ đồng.

Trong quý II, việc kinh doanh vẫn gặp khó khăn nhưng do công ty chuyển nhượng 51% vốn góp tại Công ty Đồng Phú Hưng cho đối tác và mang về khoản lợi nhuận 72,8 tỷ, là nguyên nhân giúp lợi nhuận sau thuế quý II lãi 32,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm nay là 14,8 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, DLG ghi nhận doanh thu thuần tăng 9% lên 1.460 tỷ đồng. Nhờ doanh thu tài chính đột biến (chuyển nhượng công ty Đồng Phú Hưng) nên công ty báo lợi nhuận trước thuế 70,3 tỷ đồng, tăng 158% so với cùng kỳ năm 2018. Theo đó, công ty thực hiện được 58% kế hoạch lợi nhuân 120 tỷ đồng năm 2019.

Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT DLG cho biết: kết quả này được xem là khá tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt liên tục. Cùng với đó, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng.

Việc không thực hiện tăng phí cho các dự án BOT theo lộ trình 3 năm tăng 18% của Bộ GTVT khiến các dự án thu phí của DLG bị phá vỡ phương án tài chính, doanh thu không tăng trưởng như kỳ vọng.

Ngoài ra, giá bán nông sản xuống thấp đã ảnh hưởng đến vườn chè, cà phê và việc khai thác diện tích cao su đến kỳ cạo mủ. Các Ngân hàng thắt chặt tài chính, thủ tục quản lý Nhà nước bị chậm trễ, dẫn đến tiến trình đầu tư các dự án bất động sản, năng lượng xây dựng dân dụng và cầu đường chưa theo đúng tiến độ đề ra.

Dù vậy, báo cáo tài chính của DLG còn nhiều điểm bất cập khi kiểm toán đã cho ý kiến nhấn mạnh về khoản nợ phải thu Tập đoàn Xây dựng, cầu đường, thủy lợi, XNK Daohuensong & Công ty TNHH Đầu tư phát triển MTV Lào liên quan đến thanh toán hợp đồng xây dựng 5 cây cầu bê tông tại Lào với giá trị 125 tỷ đồng.

DLG lý giải đây là công trình của Chính phủ Lào, nguồn thanh toán phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và tiến độ giải ngân của Sở giao thông vận tải tỉnh Khăm Muồn (chủ đầu tư). Hiện DLG đã nghiệm thu công trình nhưng một số nhà thầu khác chưa hoàn thiện hạng mục dẫn đường nên chủ đầu tư chưa thể nghiệm thu để thanh toán cho DLG.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng nhấn mạnh báo cáo tài chính được lập trên giả định hoạt động liên tục. Tuy nhiên, tính đến 30/6, hầu hết các khoản nợ của tập đoàn đều đã quá hạn thanh toán (đặc biệt là nợ vay ngân hàng, tổ chức, cá nhân và nợ trái phiếu đến hạn trả).

Tất cả các ngân hàng đều ngừng giải ngân cho tập đoàn. Những điều này cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn có thể nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Tập đoàn có khả năng không thanh toán các khoản nợ phải trả trong điều kiện bình thường, theo đó hoạt động của DLG phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc thỏa thuận với các chủ nợ về việc gia hạn, giãn nợ, giảm lãi…

DLG giải trình dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nhiều năm gần đây vẫn dương. Hiện công ty đang làm việc với ngân hàng để cơ cấu lại nợ gốc vay, giảm lãi. Đồng thời, tập đoàn cũng xây dựng chiến lược kinh doanh mới và có phương án tái cấu trúc hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo đã soát xét, công ty có tổng nợ phải trả là 5.227 tỷ đồng (tương đương với 60% tổng tài sản). Trong đó tổng vay nợ tài chính là 3.695 tỷ đồng (các ngân hàng cho vay lớn BIDV, VietinBank…cùng gần 500 tỷ đồng trái phiếu).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vận khó đeo đuổi DLG tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714358449 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714358449 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10