Bắt đúng "trends" nhưng Vinaxuki giờ chỉ còn là cái tên “vang bóng một thời”

NGUYỄN VIỆT 29/08/2020 16:02

Mới đây, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thông báo phát mại hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa để thu hồi khoản nợ đi kèm.

Đây là lần thứ 5 ngân hàng này thông báo bán thanh lý tài sản của nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô nói trên. So với giá rao bán lần đầu là 44,3 tỷ đồng (tháng 4/2020), giá rao bán lần thứ 5 của Vietcombank đã giảm 8 tỷ, còn 36,3 tỷ đồng, tương đương mức giảm 18% chỉ sau 4 tháng.

Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa được giaop/bán lần thứ 5.

Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa được giao bán lần thứ 5.

Trong 4 lần rao bán trước đó, dù liên tục hạ giá tài sản đảm bảo của khoản nợ, không có bất kỳ nhà đầu tư nào đứng ra mua lại. Vietcombank cho biết, hệ thống nhà xưởng và máy móc thiết bị của Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bao gồm toàn bộ tài sản gắn liền với đất của dự án.

Trong đó, tài sản gắn liền với đất gồm toàn bộ tài sản trên đất được hình thành thuộc dự án xây dựng Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng Vinaxuki Song Lộc. Diện tích sử dụng là 456.344 m2 và diện tích nhà xưởng xây dựng khoảng 36.000 m2, thời hạn sử dụng đất đến ngày 26/1/2059.

Tài sản là máy móc thiết bị của Vinaxuki Thanh Hóa bao gồm cẩu trục 10 tấn, cẩu trục 5 tấn, 2 máy nén khí, máy sấy khí, 4 máy cán tôn thủy lực và các loại máy xúc, máy ủi…

Cùng với Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO), Công ty Cổ phần ô tô Xuân Kiên với thương hiệu Vinaxuki là những điển hình của ngành công nghiệp sản xuất ôtô nội địa với sản lượng bán hàng “khủng”, thì đến nay Vinaxuki lâm vào cảnh “sống dở chết dở” trong khi người bạn Trường Hải vẫn ổn định trên con đường của mình.

Cũng không thể phủ nhận những thành công trước đó của Vinaxuki, khi “đánh trúng” vào thị trường sản xuất và kinh doanh xe tải, trong đó ấn tượng nhất là các dòng xe tải hạng nhẹ đầy tiềm năng tại Việt Nam.

chiếc VG150 còn đang làm dở dang lần đầu ra mắt. Đính lên xe là tờ giấy với những dòng chữ viết tay cẩu thả giới thiệu xe.

Chiếc VG150 còn đang làm dở dang lần đầu ra mắt. 

Vinaxuki đã sớm chiếm lĩnh được một phần lớn thị trường, tạo ra một thời kỳ hoàng kim và là niềm ao ước của bất kỳ doanh nghiệp ô tô nào ở Việt Nam tại thời điểm đó.

Cụ thể, giai đoạn từ năm 2006-2009, Vinaxuki chỉ nhập linh kiện về lắp ráp ô tô, sản xuất một số loại thùng xe tải, không đòi hỏi công nghệ cao, đúng với năng lực, mang lại lợi nhuận rất cao.

Đến đầu năm 2009, công ty đã sản xuất trên 20 dòng xe tải với tỷ lệ nội địa hóa đạt 27% và 3 dòng xe con với tỷ lệ nội địa hóa đạt 5% và đã thu hồi được toàn bộ vốn đầu tư cho giai đoạn này.

Trong giai đoạn này, nhiều đại lý phải đặt trước và chờ hàng tháng mới có xe, xe lắp ráp không kịp đám ứng nhu cầu thị trường.

Nhưng cũng ngay từ năm 2008, Vinaxuki đã “mon men” tiếp cận dòng xe hơi du lịch khi bắt tay vào lắp ráp 2 mẫu xe con Hafei HFJ. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng chưa kịp nhận ra đây là 2 mẫu xe được lắp ráp trong nước thì không lâu sau đó chúng đột ngột biến mất.

Nguyên nhân thất bại theo phân tích của các chuyên gia về lắp ráp ôtô, là do mẫu xe này không có gì nổi bật từ động cơ đến kiểu dáng, ngoại trừ mác “lắp ráp hoàn toàn tại Việt Nam”.

Cuối năm 2009, với mong muốn đuổi kịp các nước trong khu vực về sản xuất ô ô tô, ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinaxuki đã bắt tay vào việc tự sản xuất xe hơi. Và quyết định này như một ngã rẻ đã dẫn đến một loạt những khó khăn về đầu vốn và nợ nần, khủng hoảng.

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2012, chiếc VG150 còn đang làm dở dang lần đầu ra mắt. Đính lên xe là tờ giấy với những dòng chữ viết tay cẩu thả giới thiệu xe và mong tham quan góp ý.

Bên cạnh những lời giới thiệu “bất cẩn” về chiếc xe hơi “made in Việt Nam”, thì câu chuyện khó khăn của công ty về thiếu vốn, nợ nần cũng lần đầu được nhắc đến.

Nếu trong lĩnh vực sản xuất xe tải hạng nhẹ, Vinaxuki thành công nhờ đánh đúng nhu cầu thị trường, nhưng khi xoay sang lĩnh vực xe hơi lại bộc lộ nhiều yếu kém. Theo phân tích của các chuyên gia trong ngành ô tô, động cơ và kiểu dáng xe chưa thật sự có sự đột phá, khác biệt và thu hút.

Đính lên xe là tờ giấy với những dòng chữ viết tay cẩu thả giới thiệu xe.

Đính lên xe là tờ giấy với những dòng chữ viết tay cẩu thả giới thiệu xe.

Bên cạnh đó, việc đặt các nhà máy sản xuất phân tán ở nhiều tỉnh, sản xuất linh kiện ra nhiều nơi, khiến chi phí vận chuyển (logistics), quản lý và mặt bằng... cao hơn từ đó sẽ đội giá thành sản phẩm cũng là bước đi sai lầm của ông chủ Vinaxuki.

Ông Huyên từng bộc bạch, lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của giấc mơ ô tô Việt là do không nhận được hỗ trợ, ưu đãi từ chính phủ. Chủ trương đúng, nhưng khi thực hiện lại không có hội đồng đánh giá lại tính khả thi của dự án, không có sự kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý nợ xấu.

“Thậm chí, giữa các ngân hàng thương mại nảy sinh nhiều bất đồng về tài sản đảm bảo, vốn lưu động, dẫn đến việc không ai hiểu ai nên Vinaxuki bị chết kẹt”, ông Huyên từng bày tỏ.

Nhưng giá như vẫn kiên trì với lắp ráp xe tải, thì có lẽ đến bây giờ Vinaxuki sẽ vẫn là cái tên vang vọng trong giới xe tại Việt Nam. Còn bây giờ Vinaxuki chỉ còn là cái tên “vang bóng một thời”.

Có thể bạn quan tâm

  • Vinaxuki phá sản: Sai một li đi một dặm

    Vinaxuki phá sản: Sai một li đi một dặm

    11:00, 10/07/2020

  • Giấc mơ vỡ vụn của ông chủ Vinaxuki

    Giấc mơ vỡ vụn của ông chủ Vinaxuki

    10:20, 24/02/2020

  • Khát vọng ô tô Việt và hiện thực phũ phàng của ông chủ Vinaxuki

    Khát vọng ô tô Việt và hiện thực phũ phàng của ông chủ Vinaxuki

    07:42, 15/02/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bắt đúng "trends" nhưng Vinaxuki giờ chỉ còn là cái tên “vang bóng một thời”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO