Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ II): kinh tế sẽ suy giảm mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Chiến sự Nga-Ukraine, chính sách Zero-Covid đã và đang làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

>> Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ I): Rào cản đà phục hồi kinh tế

Không những vậy, lạm phát cao đã khiến FED và nhiều ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất mạnh nhất trong hơn ba thập kỷ, gây ra nhiều lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2022.

 Lạm phát tháng 6 ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua và cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% ghi nhận trong tháng 5.p/Ảnh: Reuters

Lạm phát tháng 6 ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua và cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% ghi nhận trong tháng 5. Ảnh: Reuters

Gia tăng nguy cơ bất ổn

Nhiều tổ chức và chuyên gia đều có chung nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm mạnh. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm tăng trưởng khá mạnh từ mức dự báo 4,1% xuống mức chỉ còn 2,9% trong năm nay. Trong đó, tăng trưởng GDP của các nền kinh tế phát triển sẽ giảm từ mức 5,1% trong năm 2021 xuống còn 2,6% trong năm 2022 (so với dự báo hồi tháng 1/2022 là 3,6%); các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng được dự báo giảm tăng trưởng GDP từ mức 6,6% trong năm 2021 xuống còn 3,4% năm 2022 (so với mức dự báo trước là 4,8%).

Các hiệu ứng của sự sụt giảm này có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024. Do đó, các chính phủ và ngân hàng trung ương cần tập trung điều hành nền kinh tế căn cứ vào tình huống này.

Trên thực tế, một số nền kinh tế đang phát triển thiếu hụt nguồn lực vĩ mô và lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu, có thể rơi vào tình trạng đình lạm và/hay thậm chí khủng hoảng kinh tế. Nhưng tình huống này không lan rộng, có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, những nhận định trên còn dựa trên giả thiết các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn không mắc sai lầm thắt chặt tiền tệ quá mức và quá nhanh. Bên cạnh đó, cuộc chiến ở Ukraine không gây thêm hậu quả lớn nào khác về giá lương thực toàn cầu và EU có đủ khả năng chống chọi mùa Đông sắp tới trong bối cảnh nguồn năng lượng từ Nga sẽ bị cắt giảm như dự đoán.

>> Rủi ro từ bất ổn kinh tế thế giới

Hàm ý cho Việt Nam

Xét theo sáu nhược điểm như đề cập ở kỳ I có thể khiến một nền kinh tế đang phát triển rơi vào đình lạm hay khủng hoảng, thì Việt Nam được xem là đang ở trong trạng thái tốt dù phải đối mặt với giá năng lượng tăng cao. Những yếu tố đó bao gồm:

Thứ nhất, xuất khẩu và FDI vẫn tăng trưởng tích cực dù phải đối mặt với giảm sút tăng trưởng trên toàn cầu, dòng kiều hối ổn định. Tất cả những điều này giúp Việt Nam có nguồn cung ngoại tệ ổn định. Đồng thời, nhờ đó Ngân hàng Nhà nước đã tích lũy được nguồn dự trữ ngoại hối kỷ lục lên tới 110 tỷ USD càng làm cho cân bằng tỷ giá thêm chắc chắn.

Thứ hai, nợ nước ngoài không cao cũng không tạo áp lực trả nợ lớn đối với Việt Nam khi đồng USD mạnh lên.
Thứ ba, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Việt Nam không lớn nên cũng không lo ngại nó rút ra mạnh khi FED mạnh tay tăng lãi suất cơ bản, đẩy USD mạnh lên, từ đó gây áp lực lên tỷ giá.

Thứ tư, Việt Nam có lệ thuộc và nhập khẩu nguyên liệu nhưng mức độ lệ thuộc không lớn vì chúng ta cũng đồng thời là nước xuất khẩu dầu thô. Do đó, áp lực tăng giá nhiên liệu trên toàn cầu cũng không quá mạnh. Tuy nhiên, giá nguyên liệu vẫn tăng cao nên cần có biện pháp kiểm soát nhằm giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế để có thể duy trì tăng trưởng trong bối cảnh có nhiều khó khăn.

Việc thu thuế và phí đối với xăng dầu ở Việt Nam như hiện nay không phải là bất hợp lý như một số người vẫn nghi ngại. Tuy nhiên, việc đặt ra một tỷ lệ cứng trong giá xăng dầu để thu thuế và phí lại cần phải xem lại. Tỷ lệ thu cứng này chính là điều góp phần giải thích tại sao thu ngân sách vẫn tốt, trong khi các nhà sản xuất lại đang gặp khó khăn vì giá xăng dầu cao.

Trước thực trạng trên, Việt Nam cần đặt ra mức trần đối với tỷ lệ thu thuế và phí đánh vào xăng dầu. Chẳng hạn, khi giá dầu tăng vượt mức giá quy định (25.000 đồng/lít chẳng hạn) thì sẽ không phải đóng thêm thuế và phí nữa. Bởi vì, việc thu thêm cho ngân sách từ giá xăng vượt quá mức mục tiêu như vậy sẽ không có lợi khi nó đe dọa sự giảm sút, thậm chí làm mất động lực tăng trưởng của cả nền kinh tế trong khi nó chỉ làm đẹp thu ngân sách mà thôi.
Tuy nhiên, không nên giảm thuế phí quá mức với mục đích chỉ để giảm giá xăng dầu. Việc cố giảm giá xăng dầu đồng loạt cũng có điểm không hợp lý. Chẳng hạn, giá xăng giảm sẽ khuyến khích cả tiêu dùng xăng cho mục đích tiêu dùng phi sản xuất. Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy cần có cách bán xăng dầu giá thấp cho những đối tượng như công ty vận tải, hoạt động đánh bắt xa bờ…

Do đó, cần lập danh sách những đối tượng được hưởng lợi, rồi cấp quota hàng tháng cho những đối tượng này. Định kỳ hàng tuần hay tháng, các đối tượng này sẽ trình doanh thu và/hoặc các chỉ số chứng minh khối lượng hoạt động thì sẽ nhận được phiếu mua xăng dầu giá thấp. Việc này sẽ giúp đảm bảo bán xăng dầu giá thấp đúng đối tượng phục vụ cho hoạt động của nền kinh tế, thay vì đại trà không đúng đối tượng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ II): kinh tế sẽ suy giảm mạnh tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518513 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518513 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10