Cổ phiếu VNM bị bán tháo vì dịch cúm Corona

Diendandoanhnghiep.vn Trong 2 phiên giao dịch đầu xuân Canh Tý, cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã giảm sàn, trắng bên mua vì dịch cúm Corona.

Cổ phiếu VNM trắng bên mua trong phiên giao dịch ngày 31/1/2020

Cổ phiếu VNM trắng bên mua trong phiên giao dịch ngày 31/1/2020

Trong phiên giao dịch ngày 30/1, cổ phiếu VNM giảm mạnh gần 3,7% từ mức 116.600 đồng/cp xuống còn 112.300 đồng/cp. Phiên tiếp theo ngày 31/1, cổ phiếu VNM tiếp tục giảm sàn, trắng bên mua xuống còn 108.500 đồng/cp. Như vậy, sau 2 phiên giao dịch đầu xuân Canh Tý, cổ phiếu VNM đã mất hơn 10% với hơn 10 ngàn tỷ đồng vốn hóa vị "bốc hơi".

VNM là cổ phiếu Bluechip trên sàn chứng khoán được xếp trong rổ VN30 có tính phát triển bền vững cao, nhưng tại sao lại bị nhà đầu tư bán tháo như vậy?

Chia sẻ với DĐDN, chị Nguyễn Huyền Thanh- Nhà đầu tư sàn VPBS cho biết, do Vinamilk đang triển khai hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, nên các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu VNM vì lo ngại dịch cúm Corona ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp này ở Trung Quốc. "Dù VNM là cổ phiếu tốt, đáng để đầu tư nhưng chúng tôi bắt buộc phải bán tháo để bảo toàn vốn, nhất là đối với các nhà đầu tư sử dụng margin để đầu tư cổ phiếu VNM", chị Nguyễn Thanh Huyền chia sẻ. 

Được biết, năm 2018, Vinamilk bắt đầu tiếp cận đưa hàng vào Hệ thống siêu thị Hợp Mã (Hema) - chuỗi "Đại siêu thị" của tập đoàn Alibaba tại Trung Quốc, làm cơ sở để mở rộng độ phủ sang các chuỗi phân phối khác.

Hợp Mã là một trong những hệ thống siêu thị hiện đại, có quy mô rất lớn với hơn 150 siêu thị tập trung tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến... Tính đến tháng 8/2019, Vinamilk có mặt trong chuỗi siêu thị Hợp Mã tại tỉnh Hồ Nam và phủ sóng toàn bộ các siêu thị Hợp Mã tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, và đang tiếp tục mở rộng ra toàn tỉnh.

Ngoài ra, Vinamilk liên tiếp đưa sản phẩm vào các đại siêu thị và siêu thị có quy mô lớn như Thiên Hồng, Hảo Nhuận Quế, Hối Mễ Ba, Hương Giang Bách Hóa... - chuỗi siêu thị lớn nhất ở tỉnh Hà Nam và tiếp tục phát triển ra nhiều tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc.

Vinamilk bắt đầu tìm hiểu về thị trường Trung Quốc từ gần 10 năm trước, chiến lược kinh doanh của Vinamilk là hướng đến người tiêu dùng cuối trong chuỗi phân phối. Với định hướng đó, Vinamilk đã phát triển gian hàng riêng trên kênh thương mại điện tử như Tmall (Alibaba), hợp tác cùng các trang thương mại điện tử lớn tại Hồ Bắc như Daily Fresh và Lucky and Fresh.

Có thể khẳng định, bước đi này giúp Vinamilk nhanh chóng bắt kịp và đáp ứng xu thế tiêu dùng mới của ngành bán lẻ tại thị trường Trung Quốc để tiếp cận và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối một cách trực tiếp và hiệu quả hơn.

Theo một chuyên gia tài chính, với dịch cúm Corona đang hoành hành ở Trung Quốc, thì hoạt động kinh doanh của Vinamilk ở Trung Quốc khó tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bởi vì, kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ suy giảm mạnh vì đại dịch này, nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu, trong đó có sữa, cũng suy giảm. Tuy nhiên, doanh thu của Vinamilk tại Trung Quốc không quá lớn, nên cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cổ phiếu VNM bị bán tháo vì dịch cúm Corona tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634704 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634704 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10