Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: "Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng"

Diendandoanhnghiep.vn “Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”; trao giải “Chương trình bình chọn Tác phẩm báo chí viết về DN, DN và môi trường kinh doanh” lần thứ 9 diễn ra ngày 23/11.

Chương trình do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và Vụ Báo chí Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) phối hợp tổ chức. Chương trình có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn.

Quang cảnh diễn đàn

Quang cảnh diễn đàn

Phát biểu khai mạc tại diễn đàn ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, xấp xỉ 94% doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, khoảng 71% doanh nghiệp tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước đó, 96% doanh nghiệp gặp các vấn đề liên quan đến tiếp cận khách hàng, mất cân đối dòng tiền, quản lý nhân công hoặc đứt gãy chuỗi cung ứng. Các nghiên cứu số liệu toàn quốc của VCCI cho thấy 91% doanh nghiệp đã phải chấp nhận giảm quy mô lao động trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại Diễn đàn.

Có thể thấy, trước những khó khăn của DN, Chính phủ đã kịp thời ban hành quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được các doanh nghiệp đánh giá là giải pháp kịp thời, giúp "cởi trói" tinh thần cho doanh nghiệp. Qua đó, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn; Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.

Ông Phòng cho biết, quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy, các doanh nghiệp cũng mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp. Đặc biệt, các doanh nghiệp mong chờ và kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các doanh nghiệp, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi của mình. Với những hỗ trợ tích cực của Chính phủ cùng nỗ lực của mình, trong thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia cũng như ở các ngành, các địa phương.

Theo TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, yếu tố then chốt quyết định mức độ phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022, gồm: dịch Covid-19, bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế, sự hỗ trợ của Nhà nước và bắt nhịp với những xu thế phát triển mới.

Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

T.S Võ Trí Thành nhận định rằng những tín hiệu thị trường và tình hình thế giới cho thấy, cơ hội phục hồi kinh tế Việt Nam trong năm 2022. “Cho đến nay, các dự báo tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia, nhưng đà phục hồi khá rõ ràng. Theo đó, các thị trường mạnh về đầu tư, lớn về thị trường là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi” - TS Võ Trí Thành nhận định đây là dấu hiệu lạc quan.

TS.Võ Trí Thành cho thông tin  thêm, tin mừng là Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Nếu thực thi tốt chương trình hỗ trợ này thì kinh tế có thể được hỗ trợ thêm 1 - 1,5 điểm % và doanh nghiệp có thêm cơ hội phục hồi nhanh chóng.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh Covid-19 xảy ra, cần phải có sự phản ứng chính sách nhanh, đòi hỏi cao, mang tính chất toàn diện và dự đoán dài hạn. Đặc biệt, rất nhiều vấn đề rất khó dự đoán và phức tạp vì Covid-19 tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế và chính sách mới thì chưa có tiền lệ.

Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội,

Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn.

Do đó, xuất phát từ kinh nghiệm chống dịch Covid-19 trong thời gian qua, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, cơ quan nhà nước cần có tư duy thông thoáng, toàn diện về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

“Có rất nhiều gói hỗ trợ bị vướng về thủ tục hành chính. Trong đó, doanh nghiệp tiếp nhận chính sách tốt nhất là những chính sách không có thủ tục hành chính như giãn, hoãn thời gian nộp thuế. Còn bất kỳ chính sách nào chỉ cần có một thủ tục hành chính thôi thì doanh nghiệp đều khó tiếp cận. Rào cản về thủ tục không chỉ gây khó khăn, mà còn tạo ra sự không công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách và làm méo mó môi trường kinh doanh” - ông Hiếu phân tích.

Cuối cùng, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, yêu cầu về cải cách thể chế của Việt Nam là đúng, nhưng phải thay đổi tư duy, thay đổi cách làm và đặc biệt nhấn mạnh đến thời gian để hoàn thành nhiệm vụ được giao, mở lối cho doanh nghiệp phát triển, vượt qua khó khăn, thách thức của dịch Covid-19.

TS. Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, hiện nay các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gãy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, các doanh nghiệp buộc phải trải qua quá trình số hóa do các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc… thay đổi, cùng tác động của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng cho thấy, thời gian tới, người tiêu dùng vẫn hạn chế mua sắm, ít đến nhà hàng, hạn chế đi du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí dẫn đến doanh số giảm cho nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, nếu tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp do thiếu lao động. Chính vì thế, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đến từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới để thích ứng tốt hơn trước những thách thức. Đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kỹ thuật số cho hệ thống doanh nghiệp; số hoá chuỗi cung ứng…

Theo ông Đặng Xuân Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Dự báo kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch Đầu tư, nhận định: Nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi tích cực từ năm 2022, qua đó thúc đẩy thương mại hàng hóa và đầu tư. Cùng với các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ trong bối cảnh mới thích ứng linh hoạt với đại dịch, thúc đẩy hồi phục và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi khởi sắc trong năm 2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: "Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711651524 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711651524 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10