"Khẩu trang chưa hạ nhiệt, khẩu nghiệp đã lên ngôi" là câu của cư dân mạng dành cho các Youtuber, Facebooker… khi có những sự kiện nóng diễn ra để giựt title, câu view, kiếm lợi nhuận bất chính.
Khi “khẩu nghiệp” lên ngôi…
Trong những ngày qua, kể từ khi có dịch COVID-19 bùng phát, nhiều Youtuber, Facebooker, đã thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây bức xúc và hoang mang cho xã hội như: Số người nhiễm bệnh, cháy khẩu trang y tế, rao bán khẩu trang, trang thiết bị y tế với giá cao, bất chấp những vi phạm về đời tư cá nhân, sẵn sàng tỏ thái độ miệt thị. Đáng lên án hơn là, những đối tượng này bất chấp những hành vi đạo đức, sẵn sàng tung “khẩu nghiệp” của mình với những người đang mắc bệnh, những người đang phải sống trong vùng dịch bệnh, thậm chí là miệt thị luôn cả với các tổ chức, chính quyền địa phương trên phương diện rộng, nhằm giựt title, câu view, thu lợi bất chính và Vĩnh Phúc là một ví dụ điển hình.
Đáng chú ý, trong những ngày qua, nhiều cư dân mạng đang truy lùng trang cá nhân có tên “Sang Hoàng”, để dạy cho một bài học vì có thái độ miệt thị với người dân và xúc phạm chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc.
Và lý do mà cư dân mạng đang truy lùng là: ở phần bình luận, trang cá nhân có tên “Sang Hoàng” ghi: “Mong cho nó cô lập tỉnh Vĩnh Phúc vĩnh viễn”. Trái ngược lại, bên trên và dưới phần bình luận của “Sang Hoàng” lại có rất nhiều ý kiến đang chia sẻ và động viên với người dân Vĩnh Phúc với khẩu hiệu “Bình Xuyên, Vĩnh Phúc… cố lên”.
Sơn Lôi - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc, là một địa phương đang phải hứng chịu những tổn thất lớn về tâm lý, vật chất, những điều tiếng mà cả hệ thống chính trị, chính quyền, nhân dân cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, đang tập trung, đoàn kết với mong muốn “chung tay đẩy lùi dịch bệnh COVID – 19. Những nỗ lực và chung tay của cả hệ thống chính trị để vượt qua cuộc chiến đại dịch bệnh”, thì đâu đó vẫn tồn tại những phần tử không nhỏ lại lợi dụng để giựt title, câu view, thu lợi bất chính, thậm chí thiếu kiểm soát trong tư duy, đạo đức, sẵn sàng miệt thị với những ngượi bênh, vùng dịch bệnh là khó có thể chấp nhận.
Có thể bạn quan tâm
02:20, 19/02/2020
12:28, 18/02/2020
13:00, 20/02/2020
07:00, 12/02/2020
Cần có biện pháp và chế tài xử lý
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Xuân Long, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc hiện đang sống tại TP.HCM, chia sẻ: Theo quan điểm của cá nhân tôi thì không đồng tình với những hành động như thế. Vì đó những hành động miệt thị, xâm hại đời tư cá nhân của người khác, thậm chí là kỳ thị với cả chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc là rất đáng lên án.
Hành động đó có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Một số Youtuber thì kiếm tiền từ dịch vụ youtube, còn một số lợi dụng để trục lợi câu like, câu view gây ảnh hưởng không nhỏ, tạo tâm lý không tốt cho người dân. Đặc biệt đối với những trẻ em, những đối tượng còn khá nhỏ phải xem và quan tâm đến những video, hay bình luận trên youtube, facebook như thế là rất nguy hiểm.
Không thể để tình trạng "khẩu trang chưa hạ nhiệt, khẩu nghiệp đã lên ngôi". Vì sao lại phải “cô lập tỉnh Vĩnh Phúc vĩnh viễn”? Đó là hành vi miệt thị và xúc phạm cả chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc – anh Long bức xúc.
Tương tự, chị Trần Phương Linh, quận 1, TP.HCM, cho rằng: Khi mà họ đăng những thông tin đó lên mạng thì việc đầu tiên, Công an nên xác nhận thông tin đó có phù hợp hay không. Nếu thông tin đó không đúng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phải có những biện pháp xử lý, xử phạt giống như những trường hợp vừa rồi tung tin giả về dịch bệnh Corona, mà các cơ quan đã từng xử lý trước đó.
Liên quan đến những hành vi vi phạm về đời tư cá nhân, những thông tin sai sự thật, xúc phạm cá nhân, tổ chức, trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Ngọc Quảng - Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng: Người nào chia sẻ những thông tin sai sự thật, xúc phạm, làm nhục người khác (cá nhân, tổ chức), thì có thể chịu trách nhiệm về mặt hình sự theo quy định của BLHS. Đồng thời cũng có thể phải chịu trách nhiệm về tội làm nhục người khác, vu khống người khác...Ngoài ra, nếu như việc đưa thông tin đó gây thiệt hại nhằm trục lợi thì có thể bị xử lý theo điều 288 BLHS, về tội đưa thông tin trái pháp luật trên máy tính và mạng viễn thông, và tội này có mức phạt từ 2 đến 7 năm tù.
Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Từ Lương - Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM, cho rằng: Việc thông tin sai sự thật, thông tin không kiểm chứng, gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến kinh tế và chính trị của địa bàn TP. Đây là một trong những hành vi mà chúng tôi đang tập trung đấu tranh, và sẽ xử lý nghiêm minh, để tạo sự răn đe cho xã hội và cộng đồng trong thời gian sắp tới – ông Lương nhấn mạnh.
“Theo Điều 38 BLDS năm 2015 quy định: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý”.
Như vậy, đối những hành vi trên cũng có thể được coi là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền riêng tư của người khác (cá nhân, tổ chức) và cần được xử lý. Công nghệ phát triển đã mang lại nhiều lợi ích cho công đồng, cho xã hội. Và ở khía cạnh tích cực, mạng xã hội mang lại sự chia sẻ, kết nối thông tin nhanh chóng. Bên cạnh đó cũng còn nhiều mặt hạn chế trong việc quản lý thông tin. Đã đến lúc, ngành chức năng cần xem xét và có hình thức chế tài nghiêm khắc hơn, đối với những thông tin đăng tải trên mạng xã hội một cách nghiêm túc.