Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, Luật Giá cũng cần sửa đổi để tiệm cận với pháp luật quốc tế.
>>Giải pháp điều hành giá trước thách thức lạm phát
Sau gần 10 năm thi hành Luật Giá 2012, hệ thống pháp luật dân sự kinh tế ngày càng được hoàn thiện hơn, tạo sự “lệch pha” giữa các quy định pháp luật đến công tác quản lý điều hành giá.
Mục đích sửa đổi đầu tiên là Luật Giá sửa đổi khắc phục những tồn tại hạn chế gần 10 năm thi hành Luật, nhất là sự chồng chéo, mâu thuẫn, sự chưa thống nhất giữa Luật Giá với các Luật chuyên ngành. Trong đó phát sinh những tồn tại, hạn chế nhất định như: Nội dung một số điều, khoản còn có cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho áp dụng thực hiện.
Để đáp ứng các yêu cầu về tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế... Ban soạn thảo cần cân nhắc việc sử dụng thuật ngữ “định giá tài sản” thay cho thuật ngữ “Thẩm định giá”.
Ngoài ra, dự thảo Luật giá (sửa đổi) đã đưa ra quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa dịch vụ bình ổn giá. Có thể thấy, những mặt hàng nào thuộc diện bình ổn là những mặt hàng có vị trí hết sức quan trọng, thiết yếu, tác động đến đời sống kinh tế xã hội. Nhưng tại Luật Giá 2012 quy định rất cụ thể mặt hàng bình ổn giá tại Điều 15 là có tính chất cứng nhắc. Thực tế, mỗi giai đoạn khác nhau, điều kiện khác nhau thì mặt hàng bình ổn cũng khác nhau. Vấn đề này cần giao cho Chính phủ quy định thông qua các Nghị định trong từng giai đoạn.
>>Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá
Bộ Tài chính vừa qua cũng đề xuất sửa đổi các quy định về lập và sử dụng quỹ bình ổn giá. Hiện nay, chúng ta chỉ có duy nhất Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Vậy cần xem xét thời điểm này bỏ quỹ bình ổn đã phù hợp hay chưa?
Với chức năng giám sát, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đi giám sát và kiểm tra Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ủy ban đã nhận thấy điểm tích cực là góp phần kiểm soát lạm phát, nhưng theo quan điểm của bộ phận giám sát thì nên dần dần bỏ quỹ này.
Quá trình điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đưa ra quan điểm, hiện nay chu kỳ tần suất điều hành giá xăng dầu từ 30 ngày được rút xuống 15 ngày và hiện nay là 10 ngày. Vậy tiến tới phải điều hành giá xăng dầu từ 1-3 ngày để giá xăng dầu sát với thị trường, như vậy sẽ không cần thiết có quỹ bình ổn nữa. Do đó, việc bỏ quỹ bình ổn là cần thiết.
Cùng với đó, theo dự thảo Luật Giá được sửa đổi thì sách giáo khoa nằm trong diện được định giá. Sách giáo khoa là một hàng hóa đặc biệt, nhưng chúng ta cũng phải đối xử với giá sách giáo khoa theo cơ chế đặc biệt phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường đó là đảm bảo yêu cầu tự do cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm
11:17, 04/11/2022
11:04, 01/08/2022
05:10, 18/04/2022
20:36, 24/03/2022