Chuyên đề

Định vị quản lý gia sản năm 2025

Lê Mỹ 12/01/2025 16:38

Thị trường quản lý gia sản của Việt Nam được đánh giá là màu mỡ với triển vọng gia tăng tầng lớp trung lưu trong 10 năm tới, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.

Nhận định được ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Gia sản FIDT nêu ra tại tọa đàm "Quản lý gia sản năm 2025 - Lựa chọn kênh đầu tư và chiến lược phân bổ" do FIDT tổ chức ngày 12/1/2025 tại TP Hồ Chí Minh.

On Ngo Thanh Huan
Ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc điều hành FIDT: "Theo McKinsey & Company, chúng ta chưa hỗ trợ khai thác được hết tiềm năng cho người Việt về quản lý tài chính, gia sản"

Cụ thể, ông Huấn cho biết tại Việt Nam, khái niệm quản lý tài chính và quản lý gia sản vẫn còn chồng lấp, mơ hồ đối với nhiều người. Theo ông, mô hình quản lí gia sản, tài chính theo đúng mô hình quốc tế được gói gọn trong 4 chữ: G - Growth: Tăng trưởng; A- Allocation - Phân bổ tài sản (phân bổ nguồn lực, không chỉ phân bổ tài chính còn bảo vệ tài chính, phân bổ tài sản cho thế hệ sau); P- Preservation: Bảo vệ tài sản cho thế hệ hôm nay lẫn mai sau. S-Sustainable: Bền vững. Theo đó, quản lý tài chính, quản lý gia sản chính là GAPS - Điền vào những ô trống bức tranh quản lý tài chính và gia sản, nếu ít và tích lũy thì quản lý tài chính để đạt mục tiêu tài chính, lớn hơn và mở rộng, duy trì, chuyển giao là quản lý gia sản.

wealth.jpg

"Các tổ chức tài chính quốc tế nhận định thị trường tư vấn quản lý tài sản của Việt Nam rất màu mỡ. Chúng ta có triển vọng tăng trưởng tầng lớp trung lưu đứng thứ 7 trên toàn cầu (thu nhập từ 30 triệu đồng/ người) trong 10 năm tới; tốc độ tăng trưởng của người thu nhập khá lên tới khoảng 15% so với một số quốc gia cùng khu vực chỉ 7%. Tuy nhiên theo McKinsey & Company, chúng ta chưa hỗ trợ khai thác được cho người Việt về quản lý tài chính, gia sản, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do chúng ta chưa xây dựng được lực lượng tư tài chính chuyên nghiệp và còn sự phân mảnh, đi vào một vài kênh đầu tư.

Tang truong tai san

"Đến 2027, Việt Nam được dự đoán sẽ trở thành thị trường tư vấn tài chính cá nhân (PFA) trị giá khoảng 600 tỷ USD (chưa tính tài sản nằm trong bất động sản)", ông Huấn dẫn số liệu từ McKinsey & Company nhận định về triển vọng của thị trường.

Cùng chung nhận định về triển vọng kinh tế vĩ mô giai đoạn 2025-2028, là bức tranh khởi sắc mạnh mẽ cho cơ hội đầu tư trung hạn của các nhà đầu tư nhằm tích lũy tài chính, đạt đến các mục tiêu tài chính và mở rộng quản lý gia sản hôm nay cho đến tương lai, ông Huỳnh Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT FIDT phân tích 8 động lực thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam.

Thứ nhất, hợp tác Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ: Thúc đẩy công nghệ cao, bán dẫn, AI, định vị Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu.

Thứ hai, Kinh tế - Ngoại giao toàn cầu với liên minh sản xuất Mỹ-Âu: Tăng cường thương mại, đầu tư, nâng vai trò Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn, AI.

Thứ ba, chính sách tài khóa linh hoạt và quyết liệt: Tận dụng tài khóa 2025 - 2028, đầu tư đường sắt; cao tốc Bắc-Nam, thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ tư, chính sách tiền tệ nới lỏng, ổn định lãi suất: Giữ lãi suất thấp, hỗ trợ kinh tế, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng bền vững.

Thứ năm, cải cách thể chế mạnh mẽ: Tinh gọn bộ máy, tháo gỡ rào cản, thúc đẩy "Chính phủ kiến tạo", giải phóng nguồn lực.

Thứ sáu, Bộ ba Luật liên quan đến Đất đai và BĐS: Sửa đổi Luật Đất đai, Nhà ở, BĐS, áp dụng giá đất mới, khơi thông dòng vốn.

Thứ bảy, Luật Điện lực sửa đổi và Quy hoạch Điện VIII: Phát triển năng lượng, đảm bảo nguồn cung điện, nâng vai trò Việt Nam trong chuỗi sản xuất – giá trị Công nghệ cao.

Thứ tám, động lực nâng hạng Thị trường Chứng khoán: Mục tiêu nâng hạng chứng khoán Việt Nam lên “Thị trường Mới nổi” 2025 - 2027.

Ong Huynh Minh Tuan
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Chủ tịch FIDT: Việt Nam có 2 "từ khóa" để tăng tốc kinh tế và mở ra các cơ hội đầu tư trong năm 2025

Riêng năm 2025, ông Tuấn nhận định có những vấn đề trọng yếu thuộc bối cảnh vĩ mô cần xem xét như: 1) Tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2025 dự kiến tăng trưởng 2,5%, vượt kỳ vọng. Theo quy mô kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ thì đây là con số tăng trưởng quá lớn. 2) Năm 2025, Fed dự báo chỉ có 1 lần hạ lãi suất. 3) Kinh tế Trung Quốc đang thi hành chính sách hỗ trợ vô tiền khoáng hậu để khắc phục tình trạng suy kiệt tăng trưởng, hi vọng vực dậy nền kinh tế sau tái cơ cấu, tuy nhiên dự báo sẽ gặp “áp lực kép” về chính thức thuế thương mại nhập khẩu của Mỹ (từ 40%) và sự suy thoái vẫn còn hiện hữu của thị trường bất động sản. 4) Theo sau 3 yếu tố trọng yếu, đây lại là cơ hội để Việt Nam phát huy với 2 "từ khóa" (key words): Đối tác chiến lược toàn diện duy nhất của Mỹ ở Đông Nam Á; Kỷ nguyên mới - Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn và AI.

Với bối cảnh và dự báo vĩ mô trên, ông Tuấn cho rằng năm 2025 thị trường sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, trong đó, dự báo trong tương lai, sẽ có nhiều doanh nghiệp thúc đẩy IPO, tăng huy động vốn và gia tăng hàng hóa cổ phiếu chất lượng.

"Nói riêng và cụ thể về Việt Nam, Chính phủ kỳ vọng và đặt quyết tâm tăng trưởng GDP năm 2025 hướng tới 8% và năm sau là 10%. Trong vòng hàng chục năm qua, nhịp tăng trưởng cao trở lại hướng đến 2 con số là một tín hiệu hết sức đáng mừng. Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh cũng đã công bố chính thức đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế của khu vực. Đặc biệt hiện sàn giao dịch tiền số cũng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thí điểm... Đây là những nền tảng lớn, quan trọng mở ra một thời kỳ mới cho kinh tế và thị trường đầu tư, quan lý tài chính trong 5 năm tới; cũng là cơ hội mở ra nhịp nắm giữ các lớp tài sản tiềm năng của người dân", ông Tuấn nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Định vị quản lý gia sản năm 2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO