Doanh nghiệp bị kiện phòng vệ thương mại, có nên kiện lại để trả đũa?

ĐỖ HUYỀN 21/11/2021 03:30

Số vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất xứ Việt Nam tại nước ngoài nhiều hơn nhiều lần so với số vụ kiện ở trong nước.

>> Tránh phòng vệ thương mại: Trông người để nhìn lại ta

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của các nước, ngay cả những hàng hóa mà Việt Nam không dẫn đầu thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Cục Phòng vệ Thương mại, tổng số vụ kiện liên quan tới phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu Việt Nam từ 2005 đến nay là 208 vụ, trong khi giai đoạn trước đó chỉ khoảng 52 vụ.

Thép, một trong những mặt hàng Việt Nam bị

Thép, một trong những mặt hàng Việt Nam bị kiện "phòng vệ thương mại".

Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), tính đến tháng 10-2021, trong số các thị trường kiện phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam thì Mỹ chiếm nhiều nhất với 37 vụ kiện (chiếm tỷ lệ 18,1%), kế đến là Ấn Độ với 29 vụ kiện (14,2%) và thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ với 24 vụ (chiếm 11,8%). Nhóm sản phẩm sắt, thép, nhôm, đồng bị kiện nhiều nhất.

Lý do chính của xu thế gia tăng các vụ việc phòng vệ thương mại đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều, nhưng một trong những lý do quan trọng là xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh.

Về vấn đề này, theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, trong các vụ việc điều tra áp dụng các biện pháp thương mại tại Việt Nam thì người tiêu dùng chắc chắn bị ảnh hưởng.

Một vụ việc phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại không thể không tiến hành điều tra xem có thể áp dụng chống bán phá giá hay không, nếu có đơn kiện doanh nghiệp trong nước và đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, các doanh nghiệp chứng minh được có hành vi bán phá giá, có hành vi trợ cấp đối với hàng hóa được nhập khẩu.

Thứ ba, chứng minh được có thiệt hại với ngành sản xuất trong nước.

Cuối cùng là chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại đã xảy ra. “Chúng tôi không thể vì ảnh hưởng đến người tiêu dùng, hay đến đối tượng nào khác trong xã hội mà từ chối điều tra. Nếu nguyên đơn đã chứng minh được 4 vấn đề nêu trên là phải tiến hành điều tra.

Khi điều tra, nếu đúng như các vấn đề đã nêu thì sẽ buộc phải có mức thuế phù hợp”, ông Thái nói. Tất nhiên, một khi đã đánh thuế với hàng nhập khẩu được xác định bán phá giá thì có tác động đến nhiều phía.

Đầu tiên là có lợi với nhà sản xuất trong nước, vì doanh nghiệp được hưởng lợi môi trường cạnh tranh công bằng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng từng được hưởng lợi từ hàng bán phá giá với giá rẻ thì sẽ phải sử dụng hàng đó với mức giá cao hơn.

“Nếu Việt Nam đi theo hướng giá rẻ phục vụ lợi ích người tiêu dùng thì đất nước sẽ không còn doanh nghiệp sản xuất nào nữa. Khi không còn ngành sản xuất nữa thì thị trường nội địa trở thành nơi nước ngoài lũng đoạn”, ông Thái lý giải.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

>>Thúc đẩy giao thương Việt Nam- Hoa Kỳ: Làm gì để tránh phòng vệ thương mại?

Trước câu hỏi doanh nghiệp khi bị kiện phòng vệ có nên kiện lại để trả đũa, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cho rằng trên thực tế, phòng vệ thương mại là công cụ hợp pháp được WTO quy định để các quốc gia, thị trường bảo vệ sự cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ hàng hóa trong nước và xuất khẩu khi gặp những tình huống bất ngờ.

Tuy nhiên, phòng vệ thương mại hoàn toàn không phải là công cụ để trả đũa trong bối cảnh số vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam tại nước ngoài có dấu hiệu gia tăng.

Theo bà Trang, biện pháp phòng vệ thương mại là một công cụ để doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ mình tại thị trường trong nước, nhưng không có nghĩa là có thể lạm dụng, vì như thế có thể dẫn đến những hệ lụy lớn hơn cho doanh nghiệp, ngành sản xuất trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy giao thương Việt Nam- Hoa Kỳ: Làm gì để tránh phòng vệ thương mại?

    14:26, 16/11/2021

  • Tránh phòng vệ thương mại: Trông người để nhìn lại ta

    11:26, 14/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

    22:59, 02/10/2021

  • Doanh nghiệp cần có chiến lược phòng vệ thương mại

    10:38, 22/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp bị kiện phòng vệ thương mại, có nên kiện lại để trả đũa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO