Doanh nghiệp cần chủ động phòng vệ thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu thúc đẩy các FTA và tiến dần tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phòng vệ thương mại sẽ ngày một nhiều, như một công cụ để bảo vệ thị trường nội địa.

Sau hơn 10 năm Việt Nam ban hành pháp luật về phòng vệ thương mại, đến năm 2017, nước ta có chưa đến 10 vụ điều tra về phòng vệ thương mại.

p/Ngày 12/6 vừa qua, Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép cuộn của Việt Nam.

Ngày 12/6 vừa qua, Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép cuộn của Việt Nam.

Những con số đáng lưu ý

Trong khi đó, số vụ kiện phòng vệ thương mại tại các quốc gia trên thế giới khá lớn. Trong hơn 10 năm qua, số vụ kiện phòng vệ thương mại của Ấn Độ là 715 vụ, Mỹ là 521 vụ, Liên minh châu Âu (EU) là 487 vụ, Trung Quốc là 215 vụ, Indonesia là 110 vụ, Malaysia là 68 vụ…

Mỹ, Ấn Độ, Australia, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, EU là những thị trường thường “giăng” phòng vệ thương mại với hàng Việt. Trong đó, Mỹ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với thép cán nguội và thép carbon chống mòn, tôm, cá da trơn; Australia điều tra chống bán phá giá với dây thép; Canada điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng…

Dễ nhận thấy phòng vệ thương mại thường được sử dụng nhiều hơn trong những thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Bởi đó là cách tối ưu để bảo vệ nền kinh tế trong nước đang gặp khó khăn.

Đối sách của doanh nghiệp

Có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt Nam thường lúng túng khi đối mặt với phòng vệ thương mại của các quốc gia khác, song nguyên nhân chủ yếu nhất là doanh nghiệp nắm bắt chưa đầy đủ luật pháp quốc tế. Chống phòng vệ thương mại là công việc tốn kém, đòi hỏi có sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các hiệp hội và cả Chính phủ. Năng lực tài chính, các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán ở nước ngoài… cũng là trở ngại.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan điều tra và chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng vệ thương mại để giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích của sản xuất trong nước.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào công tác kháng kiện, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra để tránh trường hợp cơ quan điều tra sử dụng dữ liệu sẵn có bất lợi để tính toán biên độ phá giá, trợ cấp.

Nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu, nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp cần chủ động phòng vệ thương mại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139633 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139633 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10