Doanh nghiệp F&B khó tiếp cận gói tín dụng 250.000 tỷ đồng

Nha Trang 10/04/2020 01:02

Cũng như các chuỗi bán lẻ, lĩnh vực F&B là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng từ đại dịch này và đang mong chờ được tiếp cận gói tín dụng của ngân hàng.

Hồi đầu tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19 với 7 giải pháp trọng tâm.

Các giải pháp tập trung được Thủ tướng nêu ra, trước hết là tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử, đáng chú ý là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỉ đồng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch.

Nhiều chuyên gia gọi COVID-19 là cơn địa chấn và ngành F&B có thể xem là ở tâm chấn khi chịu tác động nặng nhất. Hàng loạt nhà hàng, cửa hàng ăn uống không thể trụ lại và rời khỏi thị trường khi xuất hiện hàng loạt mặt bằng trống tại các vị trí đắc địa tại Hà Nội hay Tp. HCM. Rất nhiều khó khăn đang đè nặng lên doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã "xuống sức" trong cuộc chiến chống COVID-19 đầy khốc liệt.

COVID-19 là cơn địa chấn và ngành F&B có thể xem là ở tâm chấn khi chịu tác động nặng nhất.

COVID-19 là cơn địa chấn và ngành F&B có thể xem là ở tâm chấn khi chịu tác động nặng nhất.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B cho hay, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã tung gói hỗ trợ 250 nghìn tỷ đồng để gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được bởi các thủ tục rắc rối, doanh nghiệp phải làm báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, chưa kể doanh nghiệp phải chứng minh được thanh khoản của mình… Chính vì thế các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp F&B hầu như không thể tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Theo đại diện Công ty Chảo Đỏ (Red Wok) - doanh nghiệp sở hữu các chuỗi nhà hàng ở TP.HCM và các địa phương lân cận, đã gặp khó khăn khi tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng bởi các ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của từng trường hợp theo tiêu chuẩn thông thường thay vì trong tình huống dịch bệnh, vẫn đòi tài sản thế chấp nếu muốn được tiếp tục vay vốn để duy trì hoạt động.

Golden Gate - chuỗi F&B dẫn đầu thị trường và trụ khá vững trong thời gian dịch bệnh vừa qua nhưng cũng đang gặp khó trong tiếp cận gói tín dụng.

Đánh giá cao và trân trọng sự đồng hành, hỗ trợ của của ngành Ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong việc phòng, chống những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Khối vận hành của Tập đoàn Golden Gate cho rằng, những hỗ trợ về giảm lãi suất, giãn nợ... của các ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể ổn định phần nào dòng tiền, duy trì và sớm khôi phục được hoạt động kinh doanh.

Chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhiều ngân hàng cũng đã triển khai các gói tín dụng mới, với lãi suất cho vay ưu đãi giảm đến 2%/năm. Đây là điều cần thiết giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí hoạt động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, việc tiếp cận được gói tín dụng này của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vì điều kiện cần có tài sản bảo đảm. Nhưng đối với ngành F&B, mặt bằng chủ yếu là thuê, không có nhiều bất động sản là tài sản đảm bảo…

Ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Khối vận hành của Golden Gate

Ông Hoàng Quốc Khánh, Giám đốc Khối vận hành của Golden Gate

"Chúng tôi hy vọng gói tín dụng hỗ trợ có thể dễ dàng tiếp cận hơn đối với các ngành, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có F&B nói chung và Golden Gate nói riêng", đại diện Golden Gate chia sẻ.

Từ đó, ông Khánh kiến nghị: "Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay, chúng tôi mong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng sớm có hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp tiếp cận được dòng vốn thuộc các gói vay giải cứu doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp trông đợi vào những giải pháp cụ thể để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch từ Chính phủ, các bộ, ngành. Bởi lẽ, sau thời gian dài hạn chế các hoạt động, chắc hẳn người tiêu dùng vẫn còn tâm lý lo ngại về sự an toàn hay các áp lực về tài chính. Vì vậy, chúng tôi tin rằng, các gói hỗ trợ kích cầu từ Chính phủ là cần thiết để kích thích tiêu dùng toàn xã hội và giảm bớt sự lo lắng của người dân. Chúng ta cần chứng kiến sự tự tin của người tiêu dùng hơn nữa mới tạo ra những cải thiện đáng kể cho nền kinh tế khi đại dịch đi qua".

Hiện không chỉ Golden Gate mà các doanh nghiệp bán lẻ khác cũng bị từ chối cho vay thêm, đặc biệt là sau ngày 26/03 khi hoàng loạt nhà hàng đóng cửa.

Nhiều người cho rằng F&B bắt đầu khó khăn từ khi bùng phát COVID-19, thực ra ngành này đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ Nghị định 100. Việc cấm người sử dụng rượu bia lái xe đã góp phần hạn chế bia rượu và có tác động đến ngành F&B. Ảnh hưởng này là không nhỏ. TS. Ngô Công Trường - chuyên gia tối ưu hóa cấu trúc vận hành doanh nghiệp, Chủ tịch John&Partners có tới 30% doanh nghiệp F&B cho biết có bị ảnh hưởng bởi Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 và cuộc

    COVID-19 và cuộc "chọn lọc tự nhiên" của doanh nghiệp F&B

    04:38, 16/03/2020

  • Bê bối của Món Huế, The KAfe và chuyện thất bại của các chuỗi F&B tại Việt Nam

    Bê bối của Món Huế, The KAfe và chuyện thất bại của các chuỗi F&B tại Việt Nam

    11:30, 25/10/2019

  • Nữ CEO trong ngành F&B: tiên phong cùng dự án “Văn hoá ẩm thực Việt Nam”

    Nữ CEO trong ngành F&B: tiên phong cùng dự án “Văn hoá ẩm thực Việt Nam”

    18:46, 15/10/2019

  • Startup triệu

    Startup triệu "đô" của Shark Tank tham vọng thành công ty công nghệ hàng đầu về F&B

    04:26, 10/09/2019

Tuy nhiên, dịch COVID-19 mới thực sự là cơn bão mạnh. Đầu mùa dịch COVID-19, ngành này chưa bị ảnh hưởng quá nhiều, vì người dân vẫn còn đi lại. Đến thời điểm dịch lên cao điểm, đặc biệt có lệnh cấm các hoạt động kinh doanh không cần thiết, cùng với những thông báo của Bộ Y tế, các cơ quan chức năng để hạn chế thì mới thực sự là ảnh hưởng lớn. Các công ty hiện nay đều gặp rất nhiều khó khăn.

"Có thể nói, Nghị định 100 và đại dịch COVID-19 là 2 cú knockout với ngành F&B", TS Cường nhận định và cho rằng, sau đợt này, thị trường sẽ tăng trưởng trở lại theo hình chữ U, thay vì chữ V như nhiều người dự báo trước đây. Tức là thị trường đang đi xuống, sau đó sẽ đi ngang rồi cuối cùng mới vươn lên.

"Nhiều khả năng năm 2020 sẽ bị đánh gục, và nếu may mắn thì đến quý 4 tất cả mới có thể hồi phục lại", TS Cường dự đoán.

GDP quý I/2020 tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 (3,8%). Nhưng với hai kịch bản đưa ra, Tổng cục Thống kê dự báo tăng trưởng GDP năm ở mức trên 5% – khả quan hơn so với các quốc gia được dự báo có mức tăng trưởng bằng 0, hoặc âm.

Tương lai dài hạn của F&B Việt Nam được đánh giá là ‘sáng sủa’, với các con số tăng trưởng dương ấn tượng. Với văn hoá ăn uống đặc trưng của người Việt, thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển.

‘Tái tạo’ là điều các doanh nghiệp F&B cần làm ngay từ bây giờ. Thời điểm khó khăn như hiện tại là lúc để các chủ thương hiệu ‘rà soát’ lại chiến lược, cho phép bản thân trở nên ‘dẻo dai’ hơn để luôn sẵn sàng thích nghi với các xu hướng. Tuy nhiên, để có thể sống sót qua mùa dịch cần sự "tiếp tức" đủ nhanh và mạnh, đặc biệt là gói hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp F&B khó tiếp cận gói tín dụng 250.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO