Doanh nghiệp SME tìm giải pháp quản lý dòng tiền với thẻ tín dụng

L.MỸ 21/12/2023 12:18

Thẻ tín dụng đã có những bước tăng trưởng tích cực trong những năm gần đây, tuy nhiên các nhà băng vẫn chưa đẩy mạnh khai thác, cung cấp đa dạng giải pháp với thẻ tín dụng quốc tế cho doanh nghiệp.

>>>Kết nối dữ liệu để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Trong khi đó, đây lại là một trong những giải pháp quản lý chi tiêu, dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Doanh nghiệp SME tìm hiểu giải pháp quản lý dòng tiền và hạn mức vay qua thẻ tín dụng. Ảnh: L.M

Doanh nghiệp SME tìm hiểu giải pháp quản lý dòng tiền và hạn mức vay qua thẻ tín dụng. Ảnh: L.M

Vay vốn lưu động từ 3-10 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 0%

Theo bà Bà Lê Thị Diễm Phương, Giám đốc phát triển giải pháp thanh toán doanh nghiệp, MasterCard Việt Nam, doanh nghiệp ngày nay đã quen với các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Người tiêu dùng ngày nay cũng đã hướng về các giải pháp thanh toán, tuy nhiên việc thích ứng với chuyển đổi số và tiến đến phát triển từ sử dụng các phương thức thanh toán số trong giai đoạn COVID-19, sang đa mục đích hơn trong giai đoạn lạm phát toàn cầu cao, lãi suất biến động hiện nay, thì đó vẫn là câu hỏi. 

Đối với hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, bà Phương cho biết thông thường mất rất nhiều công đoạn so với thanh toán của cá nhân. "Thanh toán trong doanh nghiệp bao gồm 2 vai trò (họ vừa là người mua, nhưng cũng vừa là người bán), trong mỗi vai trò đều tốn rất nhiều công đoạn để thanh toán các dịch vụ.

Theo tính toán của chúng tôi, một đơn hàng của doanh nghiệp sau khi cộng tất cả các chi phí liên quan thì chi phí trung bình là 90 USD với sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Nhưng khi sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp, các quy trình thanh toán trở nên đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn. Chỉ cần nhìn vào sao kê là chủ doanh nghiệp biết đâu là những chi phí hợp lý và đâu là chi phí bất hợp lý”, đại diện MasterCard Việt Nam chia sẻ tại Ngày hội Thẻ doanh nghiệp 2023”, do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) phối hợp cùng MasterCard tổ chức ngày 21/12/2023. 

Cũng theo bà Phương, do đó giải pháp ưu việt mà VPBank và MasterCard phối hợp cùng nhau mang đến là cung cấp thẻ tín dụng cho doanh nghiệp SME. 

>>>Phó Thủ tướng chỉ đạo 6 giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Đào Gia Hưng, Phó Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của VPBank cho biết, với giải pháp quản trị dòng tiền dành cho doanh nghiệp thông qua bộ đôi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng VPBiz giúp khách hàng tận dụng nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh với hạn mức lên đến 10 tỷ đồng, song song với việc quản lý các khoản chi phí, tách bạch chi tiêu dành cho doanh nghiệp.

"Bên cạnh các ưu đãi hoàn tiền dành cho nhiều ngành hàng, chủ thẻ tín dụng doanh nghiệp VPBiz còn có thể tận dụng nguồn vốn từ VPBank với thời gian miễn lãi lên đến 45 ngày, hỗ trợ trả góp linh hoạt, giúp doanh nghiệp yên tâm quản lý và xoay dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh. Thẻ này còn giúp quản trị giữa dòng tiền cá nhân với dòng tiền doanh nghiệp", ông Hưng nhấn mạnh.

Trong giai đoạn khó khăn về nguồn thu, dòng tiền, trong khi vẫn cần thanh toán các khoản định phí, chi phí vận hành, phát sinh, việc được cấp hạn mức tín dụng qua thẻ với tín chấp từ 3 tỷ đồng và thế chấp tới 10 tỷ đồng, doanh nghiệp lại có thể tận dụng thời gian ưu đãi để được tính lãi bằng 0%, theo nhiều chủ SMEs, vừa góp phần gỡ vướng dòng tiền, vừa quản lý chi tiêu hiệu quả. Đáng chú ý, với khả năng cấp lên đến 29 thẻ phụ, doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền qua thẻ phi vật lý bao phủ đến mọi phòng, ban chủ chốt, thay cho phải kiểm soát, đối soát sao kê tốn kém, phức tạp. 

Thị trường thẻ tín dụng doanh nghiệp còn nhiều dư địa

Nếu như VPBank được MasterCard gọi là "ngôi sao sáng" trên thị trường thẻ tín dụng doanh nghiệp, thì nhìn chung trên thị trường thời gian qua, thực tế cũng đã và đang có những nhà băng quan tâm đến sản phẩm "2 in 1" - hỗ trợ dòng tiền + thanh toán cho doanh nghiệp.

Chắng hạn cũng phối hợp với MasterCard, Sacombank phát triền nhiều dòng thẻ cho khách hàng có thể chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi lên đến 55 ngày mà không cần tài sản đảm bảo, mua hàng trả góp lãi suất 0%; Hay HDBank phát hành thẻ tín dụng dành cho doanh nghiệp với hạn mức tín chấp 3 tỷ đồng hạn mức 5 tỷ có thế chấp...

Sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp cho doanh nghiệp tích pwh

Sử dụng thẻ tín dụng doanh nghiệp tạo thuận lợi khi khách hàng có thể chủ động xem trên online với đồng bộ mọi tính năng lên NEO VPB. Ảnh minh họa

Tại sự kiện, VPBank sẽ công bố diện mạo mới của dòng thẻ VPBiz – giải pháp chi tiêu thuận tiện, tin cậy và quản lý dòng tiền hiệu quả đi kèm nhiều quyền lợi nổi bật dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng là sự kiện đầu tiên VPBank trực tiếp phối hợp với Mastercard, cùng sự góp mặt của các đối tác lớn của VPBank như Haravan, Sapo, Dibee,… với nhiều ưu đãi không giới hạn dành cho khách hàng khi thanh toán bằng thẻ doanh nghiệp của VPBank. Bên cạnh các ưu đãi hoàn tiền, chủ thẻ còn được trải nghiệm các dịch vụ cao cấp như sử dụng phòng chờ sân bay trên khắp thế giới, dịch vụ đón tiễn ưu tiên Fast track, ưu đãi phí sân golf...

Chia sẻ tại sự kiện, đại diện VPBank cũng cho biết, VPBank còn có nhiều sản phẩm dịch vụ có ý nghĩa trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể như:

Giải pháp Thẻ (bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ): giúp doanh nghiệp tối ưu về quản lý dòng tiền và xoay vòng vốn, mỗi doanh nghiệp có thể tự lựa chọn sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình

Giải pháp POS, Cổng thanh toán trực tuyến: VPBank triển khai tất cả các dịch vụ thanh toán với công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay như: Smart POS, Thanh toán không chạm -  Contactless, cổng thanh toán trực tuyến chấp nhận tất cả các dòng thẻ: Visa, MasterCard, JCB, và thẻ Nội địa. Qua đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với  quản lý doanh thu, tăng trưởng doanh số bán hàng, xây dựng hệ thống đại lý bán hàng đầu cuối giúp các bên có nhiều lợi ích.

Ngoài ra, VPBank còn triển khai dịch vụ thanh toán QR Payment trên Mobile App -  NeoBiz của VPBank.

Cũng theo đại diện VPBank, thẻ tín dụng là một trong những loại hình có thể góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt để trở thành thói quen chung của doanh nghiệp, người dân. Việc này cũng đang có những thuận lợi như: Thứ nhất, chuyển đổi số đã là mục tiêu quốc gia, chính phủ và NHNN đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng và doanh nghiệp. Thứ hai, dịch vụ thanh toán trực tuyến là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi số toàn diện trong quản trị và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, hơn 70% người trưởng thành Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh, đây là một lợi thế rất lớn trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nói chung và dịch vụ thanh toán trực tuyến thẻ nói riêng cho người dùng; Thứ ba, doanh nghiệp, người tiêu dùng nhận thấy rõ tính ưu việt của dịch vụ thanh toán trực tuyến trong việc loại bỏ rủi ro tiền giả, và được sử dụng các giải pháp bảo mật của ngân hàng trong việc kiểm soát, ngăn chặn rủi ro giao dịch thanh toán trực tuyến. 

"Trong giai đoạn hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã là một xu thế, các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được việc rằng việc chuyển đổi từ thanh toán truyền thống sang dịch vụ thanh toán trực tuyến không chỉ góp phần giúp doanh nghiệp theo kịp xu hướng, gia tăng kênh thanh toán, gia tăng đối tượng khách hàng qua đó thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp", ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Thẻ và Giải pháp thanh toán khối Khách hàng doanh nghiệp, VPBank chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế, bất lợi như: Hệ thống mạng lưới thanh toán trực tuyến và cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ tại tất cả các khu vực; Tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử chưa cao; Một số người tiêu dùng vẫn có định kiến, suy nghĩ cố hữu về hình thức thanh toán trực tuyến sẽ đem lại nhiều rủi ro trong quá trình mua bán hàng hóa như bị hack tài khoản, thông tin thẻ, hay bị lộ thông tin cá nhân,…

Số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-NHNN), ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 8,9 triệu tỷ đồng, tăng 51,14% so với cùng kỳ năm 2022. Theo báo cáo của VPBank, số liệu 4 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022 ghi nhận: Số lượng phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ dành cho doanh nghiệp đều tăng gần gấp 3 lần; Tỷ lệ kích hoạt và chi tiêu sử dụng lên đến 90%; Đây là số liệu tiềm năng cho việc hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, để đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa trong thời gian tới, các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa hiện đại, an toàn, đa năng đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng các sản phẩm thẻ tín dụng nội địa cần được thiết kế phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng có hành vi tiêu dùng hay thói quen thanh toán khác nhau.

Ngoài ra, cần có chính sách ưu đãi khuyến mại đối với khách hàng sử dụng loại thẻ tín dụng này.

Có thể bạn quan tâm

  • Thẻ tín dụng chuyên biệt “hút” khách hàng thượng lưu

    Thẻ tín dụng chuyên biệt “hút” khách hàng thượng lưu

    09:25, 22/11/2023

  • Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng Vietcombank Visa Infinite - Dấu ấn tinh hoa đích thực

    Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng Vietcombank Visa Infinite - Dấu ấn tinh hoa đích thực

    09:12, 04/12/2023

  • Chủ thẻ tín dụng nhận ưu đãi “khủng” từ BAC A BANK

    Chủ thẻ tín dụng nhận ưu đãi “khủng” từ BAC A BANK

    11:38, 06/11/2023

  • MSB ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Masteccard World Elite

    MSB ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Masteccard World Elite

    07:09, 31/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp SME tìm giải pháp quản lý dòng tiền với thẻ tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO