ĐỐI THOẠI DAVOS: Gắn kết và xây dựng lại niềm tin

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu trong khủng hoảng, Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2021 tổ chức tại Davos, Thụy sĩ đã lựa chọn chủ đề “Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin”.

Diễn đàn Kinh tế thế giới

Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF 2021 lựa chọn chủ đề “Một năm quan trọng để xây dựng lại niềm tin”.

Có thể nói, câu chuyện về niềm tin đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi đại dịch COVID-19 đang đào sâu hơn những chia rẽ và bất bình đẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà phục hồi kinh tế thế giới.

Một năm sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2020, thế giới đã và đang phải vật lộn với một đại dịch đã giết chết hơn 2 triệu người và làm mất đi 225 triệu việc làm. Sự lạc quan nhen nhóm trở lại vào tháng 11 khi các loại vắc xin chống COVID-19 đã trở thành hiện thực dường như vẫn là chưa đủ để khỏa lấp những lo ngại về sự phát triển của những biến thể mới và sự chậm trễ trong việc phân phối toàn cầu.

Ngay trước thềm hội nghị, tổ chức phi chính phủ Oxfam đã công bố báo cáo cho thấy, sự bất bình đẳng trên toàn cầu đã trở nên “mất kiểm soát”, trong khi Diễn dàn kinh tế thế giới cảnh báo, khó khăn về kinh tế, xã hội hình thành từ dịch COVID-19 có thể dẫn đến “bất ổn xã hội, căng thẳng địa chính trị và phân mảnh chính trị”.

Tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020 là -4,4%. Triển vọng ảm đạm của báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới dự báo sẽ kéo dài trong ít nhất 3 - 5 năm tới, bao gồm bong bóng tài sản, bất ổn giá cả, khủng hoảng nợ.

Bên cạnh đó, khủng hoảng sinh kế là yếu tố xếp thứ 2 trong những nguy cơ cận kề nhất. Dịch Covid-19 đã đẩy 150 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực. Đằng sau đó còn là khủng hoảng về giáo dục khi 60% người trưởng thành bị thiếu hụt kiến thức và kỹ năng số cơ bản do các cơ quan, trường học phải đóng cửa. Điều này có nguy cơ kéo theo một kỷ nguyên của những cơ hội bị mất đi cũng như bất ổn xã hội.

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã chứng minh rằng không một quốc gia, tổ chức hay cá nhân nào có thể giải quyết những thách thức kinh tế, môi trường, xã hội và công nghệ trong thế giới phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau. Các đứt gãy xuất hiện vào năm 2020 sẽ tiếp tục là những thách thức chính trong năm 2021.

Đồng thời, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và phương châm “đặt quốc gia trên hết” được Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa tinh thần hợp tác quốc tế và hoạt động của các thể chế đa phương, khiến cộng đồng quốc tế gặp bất lợi đáng kể khi phải đối mặt với COVID-19 đại dịch.

WEF 2021 diễn ra với hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19

WEF 2021 diễn ra với hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) nhấn mạnh, sự hợp tác là thông điệp quan trọng để ứng phó với đại dịch COVID-19 và những đợt đại dịch như vậy trong tương lai.

“Thông qua tinh thần hợp tác và hợp tác quốc tế, thế giới đã có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế do các đại dịch gây ra, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do HIV/AIDS, và ngăn chặn sự bùng phát của SARS, H1N1 và Ebola. Trong bối cảnh mới, hợp tác và toàn cầu hóa cần được thực hiện tốt hơn và chặt chẽ hơn”, ông khuyến nghị.

Đồng quan điểm, Jim Hagemann Snabe, Chủ tịch A.P. Moller Maersk A/S chỉ ra, không chỉ các chính phủ nên sử dụng phương pháp tiếp cận “xây dựng mạng lưới" của khối doanh nghiệp tư nhân toàn cầu để vượt qua giai đoạn bất đồng và để đạt được tiến bộ đối với những thách thức toàn cầu ngày nay.

Ông Jim cho biết, đại dịch COVID-19 đã chỉ rõ một thực tế, việc cộng đồng quốc tế không thống nhất được cách tiếp cận chung đã khiến thế giới phải lùi lại vài năm trong việc đạt được các mục tiêu Phát triển Bền vững, chẳng hạn như sức khỏe cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và tiếp cận giáo dục chưa kể đến những thiệt hại to lớn, bi thảm về nhân mạng và suy thoái kinh tế.

“Các công nghệ cần thiết để giải quyết hầu hết các thách thức toàn cầu đã có sẵn. Vì vậy, các chính phủ cần lên kế hoạch xây dựng chương trình chợp tác và hành động. Kỹ năng quan trọng trong một thế giới phi tập trung bao gồm đối thoại, tôn trọng và cộng tác”, ông nhấn mạnh.

Trong thời kỳ đại dịch, khối doanh nghiệp tư nhân đã đi tiên phong trong những cách kết nối ảo mới. Công nghệ có thể giúp thế giới đoàn kết hơn là khiến các quốc gia xa rời nhau. Hội nghị Davos Agenda kỹ thuật số năm nay là một trường hợp điển hình: Nó sẽ cho phép nhiều người tham gia và kết nối hơn so với các cuộc họp Davos thực tế trước đây.

Nếu các quốc gia xây dựng cơ chế hợp tác thông qua lời nói và hành động của mình, thế giới có thể chuyển từ giai đoạn bất đồng sang giai đoạn hợp tác. “Nếu chúng ta học cách lắng nghe, thỏa hiệp, cho đi và chia sẻ, tất cả sẽ chiến thắng. Và chúng ta sẽ có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho con, cháu và chính chúng ta”. - Ông Jimnói.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ĐỐI THOẠI DAVOS: Gắn kết và xây dựng lại niềm tin tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714134875 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714134875 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10