Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận: Chưa phôi thai, định hình đã bị…“bức tử”?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 05/07/2020 04:50

Ý tưởng táo bạo về mô hình “nông nghiệp công nghệ cao trên núi”, chưa kịp phôi thai, định hình thì đã bị “bức tử” bởi người dân nhảy dù, chiếm đất, còn chính quyền thì bất lực.

Diễn đàn Doanh nghiệp vừa nhận được đơn của ông Nguyễn Hoàng Anh (ngụ tại quận 1, TP.HCM), phản ánh về việc dự án nông nghiệp công nghệ cao tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận chưa kịp thành hình nhưng đã bị “bức tử”, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý cũng như thiệt hại nặng nề về kinh tế của nhà đầu tư.

Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận: Chưa phôi thai, định hình đã bị…“bức tử”? Những ý tưởng táo bạo về mô hình “nông nghiệp công nghệ cao trên núi”, chưa kịp phôi thai, định hình thì đã bị “bức tử” bởi người dân chiếm đóng, còn chính quyền thì bất lực là vấn đề hết sức khó hiểu.

Dự án nông nghiệp công nghệ cao trên núi tại Bình Thuận "chưa phôi thai, định hình đã bị…“bức tử”?  bởi người dân nhảy dù, chiếm đất, còn chính quyền thì bất lực là vấn đề hết sức khó hiểu. (Hình ảnh được chụp cách đây 2 năm).

Chưa phôi thai, định hình…

Theo đơn phản ánh, vào thời điểm tháng 5/2016, ông Nguyễn Hoàng Anh (ngụ tại quận 1, TP.HCM) có đơn gửi UBND huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đề nghị được thuê 62 ha diện tích đất tại khu vực Láng Lớn tại xã Vĩnh Hảo để đầu tư dự án trồng cỏ, bắp, nuôi bò thịt Brahman nông nghiệp công nghệ cao với tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Và ý tưởng táo bạo này xuất phát từ cái tâm, với mong muốn là giúp bà con nông dân có được công ăn việc làm ổn định để cuộc sống tốt đẹp hơn, thông qua mô hình nông nghiệp công nghệ cao...  "trên núi".

Sau khi nhận đơn của ông Nguyễn Hoàng Anh, UBND huyện Tuy Phong chỉ đạo các ngành kiểm tra, khảo sát hiện trạng, nguồn gốc vị trí khu đất nhà đầu tư xin thuê.

Theo đó, UBND huyện Tuy Phong đánh giá hiện trạng tại thời điểm khảo sát (tháng 6/2016) khu đất (tổng diện tích đất 62 ha) có cây tái sinh (cây keo lá tràm), cây bụi lớn (chùm bầu, mà ca…) và một số loại cây mãng cầu, cây trôm, cây ăn trái (xoài, dừa) của 2 hộ dân trồng trên diện tích khoảng 7ha.

Về nguồn gốc đất, trên tổng số diện tích đất dự án có 37ha đất do UBND xã Vĩnh Hảo quản lý (trước đây là đất rừng do Ban quản lý Rừng phòng hộ Tuy Phong quản lý đã khai thác xong và giao lại cho UBND xã Vĩnh Hảo quản lý); 18 ha đất của 2 hộ dân được UBND huyện Tuy Phong cho thuê thời hạn 55 năm từ năm 2009; 7 ha đất sản xuất nông nghiệp của 2 hộ dân (hộ ông Trần Quyền và bà Nguyễn Thị Mại); 220 m2 đất của Ban quản lý Rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc. Về quy hoạch sử dụng đất trong tổng số 62 ha diện tích đất có 2,3 ha đất chưa sử dụng, 3,1 ha đất hàng năm, 220 m2 đất rừng sản xuất, 3 ha đất công trình thuỷ lợi, 53,5 ha đất trồng cây lâu năm. Theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (giai đoạn 2011 – 2015) của huyện Tuy Phong thì ngoài các diện tích nêu trên có quy hoạch 7,4 ha đất khoáng sản.  

Thông qua kết quả khảo sát cùng với thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tuy Phong chấp thuận chủ trương cho ông Nguyễn Hoàng Anh thuê đất khu vực Láng Lớn để đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao trừ diện tích đất do Ban quản lý Rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc; 3 ha đất công trình thuỷ lợi và 7,4 ha đất khoáng sản. Đồng thời UBND huyện Tuy Phong giao trách nhiệm cho ông Nguyễn Hoàng Anh thực hiện bồi thường cho 2 hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp và thoả thuận với 2 hộ dân thuê đất phương án 55 năm.

Trên cơ sở chủ trương nêu trên, ông Nguyễn Hoàng Anh đã thực hiện xong bồi thường cho 2 hộ dân thuê đất phương án 55 năm với diện tích 18ha. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 2 hộ dân, ông Trần Quyền và bà Nguyễn Thị Mại (diện tích khoảng 7 ha) nhà đầu tư xin điều chỉnh bóc tác ra khỏi vùng dự án. Sau ra soát, tổng diện tích ông Nguyễn Hoàng Anh xin thuê đầu tư dự án còn lại là 47,6 ha, bao gồm: 18 ha đất của 2 hộ dân thu hồi theo phương án 55 năm và 29,6 ha do UBND xã Vĩnh Hảo quản lý.

Những tưởng dự án trồng cỏ, bắp và nuôi bò thịt Brahman theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ “thuận buồn xuôi gió”, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, một vùng đất nắng gió, khô cằn và toàn sỏi đá như huyện Tuy Phong mà có được dự án như vậy thì chẳng còn gì bằng.

Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra, và những nảy sinh, diễn biến bất lợi đã ập tới khi UBND huyện Tuy Phong đang chuẩn bị lập thủ tục cho ông Nguyễn Hoàng Anh thuê đất, thì nhiều hộ dân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương và đêm tối đã “nhảy dù” vào khu đất dự án để lấn chiếm dựng chòi.

Cụ thể, có 5 trường hợp gồm ông Phạm Kim Chung, ông Lê Cát, ông Trần Đình Long, ông Trần Hùng, bà Nguyễn Thị Hoa lấn chiếm đất và đã bị UBND xã Vĩnh Hảo phát hiện và lập biên bản xử phạt. Trước tình huống đó, nghĩ người dân lấn chiếm là những hộ nghèo nên ông Nguyễn Hoàng Anh đã chia sẻ và thông qua UBND xã Vĩnh Hảo với mong muốn được hỗ trợ cho các hộ dân nghèo để họ giao lại đất đã lấn chiếm với mức tiền 30 triệu đồng/ha. Kết quả là có 4 trường hợp đồng ý nhận tiền hỗ trợ và chỉ có duy nhất một trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa không đồng ý nhận hỗ trợ. Và có lẽ đây chính là một trong những hạn sạn khiến dự án không thể triển khai.

… đã bị “bức tử”

Liên quan tới dự án nông nghiệp công nghệ cao suốt 3 năm nhưng không thể triển khai và có nguy cơ bị “bức tử”, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Anh, cho biết: Sự việc bắt đầu chuyển sang với diễn biến mới và phức tạp vì khi biết thông tin chủ dự án hỗ trợ tiền cho những người lấn chiếm, nhiều người dân tại địa phương đã lợi dùng vào chính sách này, rủ nhau kéo vào khu đất để tái lấn chiếm.

UBND huyện Tuy Phong đã thành lập Tổ kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, giải quyết tình trạng lấn chiếm đất đai tại khu vực Láng Lớn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng lấn chiếm đất dự án trồng cỏ, bắp nuôi bò thịt Brahman nông nghiệp công nghệ cao đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm mặc dù thời gian đã trôi qua 3 năm nay.

Mặc dù UBND huyện Tuy Phong đã thành lập Tổ kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, giải quyết tình trạng lấn chiếm. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng lấn chiếm này vẫn diễn ra, thậm chí xây cả nhà cửa và sinh sống tại khu vực này.

Cũng theo ông Anh, khi hoàn thành các thủ tục thuê đất với nhà nước, chúng tôi đã yêu cầu các hộ dân nhận tiền hỗ trợ và vào thực địa để bàn giao đất. Tuy nhiên, khi tới khu đất thì phát hiện thêm nhiều hộ dân mới “nhảy dù” xí phần, lấn chiếm, mua bán chuyển nhượng đất bất hợp pháp nhưng lại đòi tiền bồi thường.

Ông Anh cho biết thêm, trước những diễn biến này, UBND huyện Tuy Phong đã thành lập Tổ kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, giải quyết tình trạng lấn chiếm đất đai tại khu vực Láng Lớn, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Tuy nhiên, trên thực tế thì tình trạng lấn chiếm đất dự án trồng cỏ, bắp nuôi bò thịt Brahman nông nghiệp công nghệ cao đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm mặc dù thời gian đã trôi qua 3 năm nay.

Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết thêm, dự án trồng cỏ, bắp nuôi bò thịt Brahman nông nghiệp công nghệ cao chưa thể triển khai thực hiện do các hộ dân lấn chiếm, cản trở. Thậm chí, tại địa phương xuất hiện các băng nhóm kích động, xúi giục người dân chiếm đất các dự án gây bất ổn, làm rối loạn việc đầu tư của doanh nghiệp, trì trệ phát triển kinh tế - xã hội.

"Nhà đầu tư chúng tôi như bị bó tay, bó chân không thể triển khai thực hiện dự án. Tâm lý bất an, tốn kém thời gian, tiền bạc khiến tôi dần nản lòng với môi trường đầu tư. Về phía Tòa án, mặc dù tôi đã gửi đơn khởi kiện ra tòa và thời gian đã trôi qua hơn 2 năm nay nhưng vẫn chưa thể thụ lý là hết sức khó hiểu" – ông Anh bức xúc.

ông Nguyễn Trung Trực – Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, trao đổi với phóng viên DĐDN

Ông Nguyễn Trung Trực – Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong, trao đổi với phóng viên DĐDN

Để rộng đường dư luận liên quan tới phản ánh của chủ đầu tư, phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Trung Trực – Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong. Và tại cuộc làm việc này vị lãnh đạo huyện Tuy Phong, cho biết: Chủ trương chung của chính quyền là ủng hộ các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư và kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt, là các dự án nông nghiệp công nghệ cao để phát huy tiếm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

"Dự án trồng cỏ, bắp, nuôi bò thịt Brahman nông nghiệp công nghệ cao do ông Nguyễn Hoàng Anh đầu tư là một mô hình hết sức cần thiết cho huyện. Chúng tôi đánh rất giá cao về chủ đầu tư khi quyết định đầu tư về huyện, bởi Tuy Phong trong là một huyện nghèo, khó khăn về mọi thứ, đất đai kém màu mỡ, chỉ toàn đá, sỏi… nhưng khi có được dự án sẽ góp phần không nhỏ cho địa phương tái cấu trúc ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội' - ông Trực nói.

Liên quan tới việc chủ đầu tư bức xúc về việc không thể triển khai dự án do người dân lấn chiếm, chính quyền bất lực, ông Trực cho rằng: UBND huyện Tuy Phong đã thực hiện đúng quy trình và thời gian giải quyết kéo dài hơn 1 năm. Tuy nhiên, một số người dân lấn chiếm đất sau thời điểm cho ông Nguyễn Hoàng Anh thuê, UBND xã Vĩnh Hảo cũng đã lập văn bản xử phạt vi phạm hành chính.

"Huyện không có thu hồi đất của người dân cho nhà đầu tư thuê, các diện tích còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được với người dân đã bóc tách ra khỏi dự án. Trên cơ sở đó, diện tích đất huyện Tuy Phong đã cấp sổ đỏ cho ông Nguyễn Hoàng Anh là đất trống do nhà nước quản lý, đất nhà đầu tư đã thoả thận được với người dân" - ông cho biết thêm.

Sau phát sinh mới, chính quyền tổ chức cho những người dân mới lấn chiếm đối thoại với nhà đầu tư nhưng không thành. Tới thời điểm hiện tại có tới 13 trường hợp tranh chấp đất với nhà đầu tư và sự việc được ông Nguyễn Hoàng Anh khởi kiện ra toà án nhằm giải quyết theo đúng luật định.

“Việc tranh chấp khiến việc đầu tư dự án trồng cỏ, bắp nuôi bò thịt Brahman đình trệ. Trước mắt chúng tôi đã báo cáo cho UBND tỉnh Bình Thuận. Sau khi toà án thụ lý, xét xử, huyện Tuy Phong sẽ chỉ đạo các ban, ngành và UBND xã Vĩnh Hảo xử lý dứt điểm sự việc để dự án được sớm triển khai. Chúng tôi không muốn sự việc ảnh hưởng tới hình ảnh môi trường thu hút đầu tư tại địa phương” - ông Trực khẳng định.

Tuy nhiên, trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Hoàng Anh và ghi nhận thực tế của phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, cho thấy: Vẫn nguyên tình trạng một số đối tượng tự ý lấn, chiếm đất đại tại khu vực Láng Lớn, xã Vĩnh Hảo. Và mặc dù Tổ kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng xã và huyện Tuy Phong cũng đã vào cuộc để giải quyết tình trạng lấn chiếm đất, nhưng kết quả tới nay vẫn chưa thể xử phạt được ai. Đáng lo ngại hơn là những khu đất này không chỉ bị lấn chiếm trồng cây, mà còn xây dựng nhà cửa trái phép, trong khi đó chính quyền dường như bất lực (?).

Kỳ 2: Rào cản và những “hạt sạn”…  trong kết luận thanh tra?

Có thể bạn quan tâm

  • Bình Dương: Nguy cơ “xóa sổ” nông trại hơn 152 ha của Vinamit để "phân lô, bán nền"?

    05:30, 22/06/2020

  • Khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao

    03:56, 19/06/2020

  • Gỡ khó cho nông nghiệp công nghệ cao

    09:42, 04/06/2020

  • Khởi nghiệp nông nghiệp: U60 làm nông nghiệp công nghệ cao

    04:23, 12/05/2020

  • Bình Thuận: Khởi tố vụ án sai phạm về quản lý đất đai tại TP Phan Thiết

    11:00, 24/07/2019

  • “Thủ đô resort” Bình Thuận (KỲ I): Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà?

    15:15, 13/11/2018

  • “Thủ đô resort” (KỲ II): Cái khó của Bình Thuận

    17:20, 14/11/2018

  • “Thủ đô resort” Bình Thuận (KỲ III): Quyết tâm “dọn sạch” dự án treo

    09:00, 16/11/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận: Chưa phôi thai, định hình đã bị…“bức tử”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO