Hãng phim truyện Việt Nam - bao giờ hết khúc nhạc buồn?

Diendandoanhnghiep.vn Thành tựu cũng như cống hiến của hãng phim truyện Việt Nam trong quá khứ thực sự to lớn, đáng ghi nhận.

>> Lối thoát cho Hãng phim truyện Việt Nam

Xem tivi, đọc báo thấy tình cảnh của hãng phim truyện Việt Nam bây giờ sao có nét giống câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc”. Thay từ Liên Xô bằng từ hãng phim truyện Việt Nam liệu có phù hợp?

Quả thật thành tựu cũng như cống hiến của hãng phim truyện Việt Nam trong quá khứ thực sự to lớn, đáng ghi nhận. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên dành cả sự nghiệp, cuộc đời, thanh xuân, tuổi trẻ, sức lực cống hiến cho nghệ thuật thứ 7 gắn bó với số 4 Thuỵ Khuê. Người hâm mộ đi qua nhìn cảnh vật cơ quan của các diễn viên mình yêu quý mà không khỏi ngậm ngùi, thử hỏi người trong cuộc còn thấy chua xót đến thế nào?

Hãng phim truyện Việt Nam là "cánh chim đầu đàn", từng là niềm tự hào của điện ảnh Cách mạng Việt Nam (Ảnh: Tư liệu).

Hãng phim truyện Việt Nam là "cánh chim đầu đàn", từng là niềm tự hào của điện ảnh Cách mạng Việt Nam (Ảnh: Tư liệu).

Hãng phim giờ chỉ còn vang bóng một thời, lận đận đi ăn mày dĩ vãng khi hơn 5 năm trôi qua không còn dự án mới. Đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên, ê kíp làm phim hùng hậu một thời nay không còn “Chung một dòng sông” mà phiêu dạt tứ tán với cái túi được ba không: không lương, không trợ cấp, không bảo hiểm.

Lễ kỷ niệm 70 năm điện ảnh Việt Nam nhân ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh Việt Nam được tổ chức hoành tráng với nhiều đại biểu cấp cao mà các nghệ sĩ, diễn viên vui nhiều hơn buồn, gặp nhau mà ngơ ngác khóc cười như “Em bé Hà Nội”.

Cơ quan nơi làm việc của các nghệ sĩ giờ hoang lạnh, xập xệ không bằng dãy nhà trọ bình dân hay cái lều của lão Hạc trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Khu đất ven hồ đẹp như tranh vẽ mà như “Cánh đồng hoang”, “Chim Vành Khuyên” đâu chả thấy chỉ thấy các lô được phân ra cho thuê làm đủ thứ không dính dáng gì đến nghệ thuật.

Giữa thủ đô to đẹp, hiện đại, sáng choang mà cơ sở cho môn nghệ thuật thứ 7 lại tối om om, hoang lạnh đến điêu tàn. Các nghệ sĩ sau khi hãng cổ phần hoá nói đúng là bị bỏ rơi với các lời hứa suông để cứ đợi mãi “Bao giờ cho đến tháng mười”. Người nghệ sĩ tâm huyết với nghề, cống hiến cho lao động nghệ thuật, cho ra đời những tác phẩm, vai diễn thành nhân vật điển hình sống mãi trong lòng khán giả, họ tài năng trong lĩnh vực phim ảnh, sống chết với vai diễn, cháy sáng trên màn ảnh, họ thường lại ngu ngơ khi ở giữa đời thường.

>> Nhức nhối chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

>> Chọn nhà đầu tư chiến lược từ bài học đắt giá của Hãng phim truyện Việt Nam

>> Vivaso sẽ thoái vốn tại Hãng phim truyện Việt Nam

Cổ phần hoá là đúng đắn, không ai có thể nuôi bao cấp để sản phẩm của hãng phim với đầu ra thả nổi “may nhờ rủi chịu”, nhưng đơn vị chủ quản phải là đơn vị có tầm, có tâm với nền điện ảnh nước nhà. Tiếp quản mà dồn phòng, chuyển đồ đạc, đạo cụ, phục trang... đút nhét nghệ sĩ chen chúc vào chỗ chật chội thì thở còn khó lấy đâu là cảm hứng mà làm việc với sáng tạo.

NSND Thanh Vân chia sẻ trên báo chí:

Không biết đơn vị chủ quản nghĩ gì khi một nghệ sĩ gạo cội làm việc hơn 30 năm cống hiến ở hãng phim truyện giờ đi khám chữa bệnh phải trả 100% viện phí

“Rất cay đắng là hơn 30 năm cống hiến, đáng lẽ phải được hưởng chế độ bảo hiểm y tế vài chục phần trăm thì giờ không còn gì. Người ta vẫn tổ chức lễ kỷ niệm tưng bừng khi bao nhiêu số phận con người bị bỏ rơi không thương tiếc”.

Đến các cuộn phim kinh điển là tư liệu quý giá có giá trị tinh thần không thể đo đếm được mà không được bảo quản đúng cách, dẫn đến hư hỏng, làm các nghệ sĩ thấy đau như đứa con tinh thần của mình bị bức tử. Tổng Công ty vận tải thuỷ Vivaco có lẽ định làm phim ma ở số 4 Thuỵ Khê chứ không đầu tư làm điện ảnh, còn không nói ai thì ai cũng biết giá trị vị trí đất vàng của hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng có nghệ sĩ - những người làm nên những tác phẩm kinh điển cho điện ảnh Việt Nam có cơ sở vật chất, vị trí nằm ở đất vàng, tất cả đều rất quý báu giá trị. Nên có quyết định rõ ràng cho số phận của “Đất và người” nơi đây. Đừng để tài sản của nhà nước, xây dựng lên thương hiệu, làm phim bằng tiền thuế của dân rồi bị cổ phần hoá, bị cá mập thâu tóm sau các động tác của “Biệt động Sài Gòn”.

Tiếng nói của các nghệ sĩ đã được gửi tới nơi cần đến mà “Đến hẹn lại lên” vẫn chỉ là lời hứa, không lương, không bảo hiểm xã hội, y tế, các nghệ sĩ bươn chải ngoài cuộc sống, chiến đấu với cơm áo gạo tiền như  trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” mà mong mỏi đến ngày được sống và làm việc với nghề.

Chỉ mong Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sớm có quyết định mở ra hướng đi “phá bang” cho đơn vị vang bóng một thời là Hãng phim truyện Việt Nam. Sẵn sàng khơi mở hướng đi mới như kết hợp với các đoàn làm phim nước ngoài, vừa tạo cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vừa giúp nền điện ảnh Việt Nam hội nhập phát triển nâng cao trình độ, cách làm phim hiện đại.

Việt Nam không thiếu cảnh đẹp, nguồn tư liệu để làm phim với cả chiều dài lịch sử hàng ngàn năm với bao sự kiện lẫy lừng và các tấm gương anh hùng. Nếu được đầu tư đúng thì sẽ có phim chiếm vị trí trong lòng khán giả, thay vì phim nước ngoài đang đầy rẫy chiếu trên ti vi hàng ngày.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

Liên quan đến những tồn tại liên quan Hãng phim truyện Việt Nam được báo chí phản ánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo xử lý dứt điểm.

Người đứng đầu Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành chức năng liên quan, căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét, kiểm tra thông tin về việc Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê, Hà Nội) đang bị hoang tàn, đổ nát.

Thủ tướng đồng thời chỉ đạo các cơ quan tìm giải pháp phù hợp với tình hình mới, có phương án xử lý tồn tại liên quan Hãng phim truyện Việt Nam trước ngày 23/3. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hãng phim truyện Việt Nam - bao giờ hết khúc nhạc buồn? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713607261 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713607261 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10