Không để sản xuất tiêu thụ nông sản "doanh nghiệp thiếu, nông dân thừa"

THY HẰNG 23/10/2021 12:15

Nhiều địa phương dư thừa nông sản trong khi không ít nhà máy, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu, do đó, cần có sự liên kết vùng để tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nội là thị trường tiêu thụ lượng nông sản rất lớn bởi năng lực sản xuất nội thành mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% - 50% tổng nhu cầu. Đặc biệt, người tiêu dùng của thành phố có thu nhập cao hơn các địa phương khác. Họ yêu cầu sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là đặc sản của các địa phương. Hà Nội đã ký kết phối hợp với 40 tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam để cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản cho Hà Nội. Tuy nhiên, trong thời gian qua, có thời điểm các chuỗi cung cấp hàng hóa bị gián đoạn, đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19. Do đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng đảm bảo yêu cầu là nhiệm vụ cấp bách.

trong công tác kết nối, tiêu thụ nông sản hiện nay, công tác chỉ đạo của các cơ quan ban ngành rất

Trong kết nối, tiêu thụ nông sản hiện nay, công tác chỉ đạo của các cơ quan ban ngành rất "nóng" nhưng dưới các địa phương lại rất "nguội", qua đó làm chậm khâu vận chuyển, chào bán sản phẩm ra quốc tế.

“Trên nóng dưới lạnh”

Chia sẻ về công tác kết nối, tiêu thụ nông sản hiện nay, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (Vinanutrifood) nhận định, công tác chỉ đạo của các cơ quan ban ngành rất "nóng" nhưng dưới các địa phương lại rất "nguội", qua đó làm chậm khâu vận chuyển, chào bán sản phẩm ra quốc tế.

“Sản phẩm của Việt Nam nhiều nhưng vẫn còn rất yếu về mẫu mã cũng như chất lượng để có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Vì vậy chúng tôi rất cần những thông tin cụ thể về số lượng hàng hóa tại các địa phương”, đại diện Công ty cổ phần dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam đề xuất.

Đặc biệt, nhiều ý kiến cũng cho rằng, nhiều địa phương có hiện tượng dư thừa, ùn ứ nông sản trong khi không ít nhà máy, doanh nghiệp lại thiếu nguyên liệu. Các nhà thu mua không đủ dữ liệu thông tin về các mặt hàng nông sản, sản lượng, thời điểm thu hoạch, địa điểm, tiêu chuẩn chất lượng, đầu mối cung cấp để liên hệ thu mua. Do đó, về lâu dài các địa phương cần có sự liên kết vùng để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, không để xảy ra tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu.

Thừa nhận thực tế này, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết, hiện nay, trên hệ thống phân phối của Thủ đô vẫn còn nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, tiêu chí về số lượng, sản lượng, chất lượng cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, số lượng những sản phẩm mang tính vùng miền, sản phẩm OCOP còn rất ít nên việc vận chuyển, tạo đà xuất khẩu vẫn còn bị hạn chế.

Qua đó, bà Lan đưa ra 5 ý kiến tới các địa phương và hệ thống phân phối.

Thứ nhất, đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát các sản phẩm đặc sản có thế mạnh của vùng miền để gắn kết những tiêu chí, tiêu chuẩn về chất lượng, số lượng với thị trường, phù hợp với nhu cầu thị hiếu, cân đối cung cầu trên thị trường, tránh việc sản xuất dư cung.

Thứ hai, các địa phương cần tập trung nâng cao giá trị sản phẩm. Người dân Hà Nội sẵn sàng mua đặc sản, sản phẩm chất lượng tốt với mức giá cao.

Thứ ba, đề nghị các tỉnh tiếp tục cung cấp đầu nối cung ứng nông sản để kết nối hệ thống phân phối, giảm chi phí logistics trong điều kiện dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn.

Thứ tư, đề nghị hệ thống phân phối tiếp tục công khai tiêu chuẩn, tiêu chí và hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương để nắm bắt, chuẩn bị đầy đủ những điều kiện gia nhập kênh phân phối, qua đó giúp tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.

Thứ năm, đề nghị các nhà phân phối tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm của các địa phương.

Thương mại điện tử là tất yếu 

Ở góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Vinanutrifood nhận định, cần ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ AI vào kết nối và phân phối sản phẩm, để người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới có thể tiếp cận các sản phẩm đặc sản vùng miền của Việt Nam. Những sản phẩm đặc sản vùng miền của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng có nhiều ưu thế khi xuất hiện tại thị trường quốc tế và được người tiêu dùng đón nhận.

Diễn đàn

Diễn đàn "Chia sẻ thông tin, kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố" – Diễn đàn Kết nối nông sản 970.

“Đến cuối năm 2021, hệ thống siêu thị Nutri Mart thuộc Vinanutrifood sẽ bắt đầu vận hành hệ thống siêu thị đầu tiên cung cấp mặt hàng đặc sản của 63 tỉnh thành của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Đồng thời Công ty sẽ chào bán sản phẩm Việt Nam trên gian hàng thương mại điện tử Amazon tại Mỹ”, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng chia sẻ.

Đồng quan điểm, đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro cũng cho rằng, nền tảng thương mại điện tử là xu thế tất yếu.

Do đó, cần xây dựng sàn giao dịch nông sản, hỗ trợ liên kết trao đổi thông tin, tăng tiêu thụ nông sản, thủy sản của các địa phương trên nền tảng thương mại điện tử; Các nhà phân phối, bán lẻ hiện đại xây dựng những gian hàng OCOP vùng miền đặc trưng tại các vị trí thuận lợi để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận. Đẩy mạnh công tác quảng bá các thương hiệu nông sản và sản phẩm OCOP.

Nhưng trước tiên, để hỗ trợ doanh nghiệp và người sản xuất hồi phục sau đại dịch, cần tạo điều kiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thông suốt trong bối cảnh dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Tìm “đầu ra” cho nông sản trên môi trường trực tuyến

    18:05, 19/10/2021

  • Nam Định giải bài toán tiêu thụ nông sản

    18:01, 16/10/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản gặp khó vì cước vận tải tăng

    12:31, 25/09/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản

    19:47, 21/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không để sản xuất tiêu thụ nông sản "doanh nghiệp thiếu, nông dân thừa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO