Nhiều chuyên gia cho rằng, song song với các gói kích thích kinh tế hiện hữu, cần các gói mới để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, gói kích cầu chi trực tiếp cho các hoạt động kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội theo kế hoạch giữ vai trò quan trọng.
Trông chờ gói kích thích mới
Tổng quy mô của tất cả các gói tài khóa- tiền tệ ước tính đạt 252,1 nghìn tỷ đồng, sát với ước tính của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về mức chi của Việt Nam vào khoảng 10,45 tỷ USD- tương đương 2,84% GDP. Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT, đây là mức chi còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Hiện nay, tất cả các gói hỗ trợ tài khóa - tiền tệ nói trên vẫn tiếp tục được triển khai. Trong đó, trừ gói 4.000 tỷ đồng cho Vietnam Airlines, theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục miễn giảm lãi suất ước quy mô 20.000 tỷ đồng. Riêng gói giảm lãi suất sẽ khoảng 54.000 tỷ đồng (chưa xác định có bao gồm gói cấp bù lãi suất mà NHNN đang dự tính?).
Song song đó, cũng loại trừ gói hỗ trợ người lao động thất nghiệp 30.000 tỷ đồng vì gói này dự kiến được giải ngân nhanh trong 45 ngày.
Nền kinh tế sẽ trông chờ vào các gói hỗ trợ còn lại quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng, với giá trị hỗ trợ thực chất là phần không tính lãi thời gian gia hạn, chậm nộp, đạt khoảng dưới 3.000 tỷ đồng.
Triển khai như thế nào?
Môt gói có tính “đòn bẩy” cao độ hơn để kích thích nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh, hướng đến phục hồi và đảm bảo tăng trưởng kinh tế đã được Chính phủ đề xuất tại Hội nghị Trung ương 4 vừa diễn ra.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng gói kích thích bổ sung cần được thực hiện song song với việc duy trì, thậm chí có thể điều chỉnh, gia tăng giá trị, gia hạn thời gian với các gói hiện hữu. Theo đó, gói bổ sung cần khoảng gần 40 nghìn tỷ đồng (0,62% GDP năm 2020), trong đó, phần lớn sẽ là gói hỗ trợ người lao động với quy mô 29.300 tỷ đồng. Nếu theo đề xuất này thì giá trị, đối tượng, cấu phần cũng có thể xem xét để linh hoạt mở rộng phạm vi hỗ trợ khi đã có khoảng 13 triệu người lao động có hợp đồng được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo gói 30.000 tỷ đồng vừa được phê duyệt bổ sung.
Nhìn chung, doanh nghiệp, người lao động (chính thức và tự do) cần được kích cầu, hỗ trợ, song đây cũng chỉ là một phần trong tổng thể liệu pháp kích cầu khi Nhà nước chủ động tác động tích cực tới tổng cung và tổng cầu xã hội một cách thống nhất, có tổ chức và có chủ đích hậu đại dịch.
Có thể bạn quan tâm
Cần một gói kích thích kinh tế lớn cho phục hồi sau đại dịch
14:15, 08/10/2021
HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4: Cần một gói kích thích kinh tế lớn
10:00, 07/10/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sớm có chính sách kích thích kinh tế
17:40, 02/10/2021
Fed giữ lãi suất ổn định và giảm dần kích thích kinh tế
17:00, 23/09/2021