Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ II): Những bằng chứng từ nền kinh tế thực

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 18/03/2019 13:19

Nhiều bằng chứng cho thấy nguy cơ khủng hoảng kinh tế Mỹ cao hơn vào cuối năm 2019 và rõ nét hơn trong năm 2020.

Đà tăng trưởng trong năm 2018, cộng với nhiều yếu tố như mức gia tăng việc làm, chỉ số nhà ở tuy không tăng nhưng vẫn ở mức cao, năng suất lao động và tiền lương tăng… cho thấy đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục trong năm 2019.

p/Chỉ số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Mỹ đang ở mức đỉnh cao, trong khi tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, cho thấy kinh tế Mỹ sẽ sớm phát đi dấu hiệu suy thoái. (Biểu đồ: Suy thoái vàp/các chỉ số nền kinh tế thực. Nguồn: Federal Reserve bank of Saint Luis)

Chỉ số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Mỹ đang ở mức đỉnh cao, trong khi tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, cho thấy kinh tế Mỹ sẽ sớm phát đi dấu hiệu suy thoái. (Biểu đồ: Suy thoái và các chỉ số nền kinh tế thực. Nguồn: Federal Reserve bank of Saint Luis)

Tăng trưởng đã tới hạn

Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế của Mỹ kể cả nền kinh tế thực lẫn thị trường tài chính dường như đã tới những giới hạn nhất định. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP tính theo hàng năm trong quý 4/2018 là 2,6% so với mức 2,2%, 4,2% và 3,4% lần lượt trong các quý 1,2,3/2018.

Chỉ số PMI công nghiệp chế tạo giảm trong tháng 2/2019 đứng ở mức 53 điểm so với mức 54,9 điểm trong tháng 1, và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 8/2017. Tuy nhiên, PMI không phải công nghiệp chế tạo lại tăng mạnh khi đạt mức 59,7 điểm trong tháng 2/2019 so với mức 56,7 điểm trong tháng 1/2019. Sự tăng trưởng tốt này bù lại những giảm sút nhỏ trong khu vực công nghiệp chế tạo.

Tỷ lệ lạm phát (tính theo năm) trong tháng 2/2019 là 1,6% so với 1,9% trong tháng 1 và mức cao 2,5% trong tháng 10/2018. Mức lạm phát của Mỹ vẫn rất ổn vì lạm phát cơ bản vẫn ở mức 2,2% /năm ngang với mức lạm phát trong suốt năm 2018, và trên mức mục tiêu của FED là 2%/năm.

Nhiều bằng chứng và cả những dự báo cho thấy rằng, nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ có thể sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn vào cuối năm 2019 và rõ nét hơn trong năm 2020.

Trong khi đó, chỉ số bán lẻ hàng năm giảm khá mạnh trong tháng 12/2018 khi chỉ đạt mức tăng 2,3% so với mức 4,1% của tháng 11/2018, và mức trung bình cả năm 2018 là 5%. Tuy nhiên, không quá lo ngại vì chỉ số niềm tin tiêu dùng trong hai tháng này vẫn rất cao gần 100 điểm, tức là mức cao nhất kể từ 2014. Theo Liên minh Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF) thì mức bán lẻ hai tháng đầu năm 2019 được dự báo sẽ tăng lần lượt là 3,8% và 4,5%.

Mức thất nghiệp vẫn rất thấp là 3,9% trong tháng 2/2019, cao hơn mức thấp nhất nhất trong lịch sử là 3,7% trong tháng 11/2018. Đặc biệt, năng suất lao động vẫn tăng ở mức 2,3% trong qúy 3/2018 và tăng liên tục trong cả năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ I): Giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng

    11:01, 13/03/2019

  • Bầu cử giữa kỳ và những ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

    04:20, 01/11/2018

  • [eMagazine] Kinh tế Mỹ dưới thời Donald Trump

    12:01, 21/09/2018

  • Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

    11:20, 30/08/2018

  • Triển vọng kinh tế Mỹ sau cải cách thuế

    09:03, 07/12/2017

  • Washington đang thổi bùng nền kinh tế Mỹ

    12:19, 23/02/2018

  • Cẩn trọng với thâm hụt kép của kinh tế Mỹ

    09:44, 15/02/2018

  • Rủi ro tiềm ẩn từ tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế Mỹ

    13:00, 14/02/2018

  • Apple sẽ đóng góp 350 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ?

    11:09, 19/01/2018

Vòng xoáy suy thoái

Những tính toán, dự báo chưa thể đưa ra bằng chứng chính xác để khẳng định rằng kinh tế Mỹ sẽ lâm vào suy thoái trong năm 2019. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng và cả những dự báo khác cho thấy rằng nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ sẽ cao hơn vào cuối năm 2019 và rõ nét hơn trong năm 2020.

Chính mức công việc làm tăng và mức thất nghiệp thấp kỷ lục lại phần nào cho thấy khả năng tăng trưởng kéo dài thêm là khó khăn vì nguồn tài nguyên đã cạn kiện. Lạm phát sẽ tăng nhanh, lãi suất sẽ phải tăng nhanh theo, kéo theo sự suy giảm tăng trưởng.

Khi thất nghiệp ở mức rất thấp, FED muốn tăng lãi suất. Nhưng dường như việc tăng lãi suất lại làm tổn hại khá mạnh đến thị trường tài chính, có thể gây ra vòng xoáy luẩn quẩn là giảm giá trị tài sản hộ gia đình dẫn đến giảm chi tiêu tiêu dùng, làm giảm tăng trưởng và suy thoái. Chính vì vậy, FED đang ở trong tình trạng rất khó xử.

Giảm tăng trưởng trong bối cảnh thị trường tài sản đã tăng cao kéo dài trong thời gian trước đó sẽ gây ra sự sụt giảm mạnh ở thị trường tài sản. Điều này sẽ khiến tiêu dùng và đầu tư giảm, vòng xoáy cứ thế sẽ dẫn đến suy thoái.

Tác động đến Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu gấp 2 lần GDP, và phụ thuộc vào dòng vốn FDI khi khu vực FDI chiếm tới 72% kim ngạch xuất khẩu. Do đó, những biến động của các nền kinh tế lớn và của toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực trong trường hợp nền kinh tế Mỹ suy thoái, bởi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lên tới gần 50 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần 245 tỷ USD (số liệu năm 2018), tức là khoảng trên 20%.

Thứ hai, tác động trực tiếp đối với dòng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam có thể không lớn vì dòng vốn FDI này chỉ đứng vị trí rất thấp khỉ chỉ ở mức 10 tỷ USD tính đến giữa năm 2018, so với mức 60 tỷ USD của Hàn Quốc, 50,5 tỷ USD của Nhật… Tuy nhiên, tác động đến dòng vốn FDI không phải của Mỹ lại rất đáng kể, bởi vì dòng FDI này chủ yếu có định hướng xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường lớn trên thế giới.

Kinh tế Mỹ suy thoái đồng nghĩa với nền kinh tế thế giới khó tránh khỏi suy thoái, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc- nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang tăng trưởng chậm lại và có thể gặp những bât ổn; khu vực châu Âu đang khó khăn vì Brexit vẫn đang bế tắc. Nếu điều này xảy ra, rõ ràng xuất khẩu của Việt Nam và FDI vào Việt nam sẽ bị tác động tiêu cực. Kết quả là tăng trưởng và sự ổn định của kinh tế Việt Nam cũng bị tác động tiêu cực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ II): Những bằng chứng từ nền kinh tế thực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO