Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi): Cân nhắc nội hàm “chức vụ cấp cao”

Diendandoanhnghiep.vn Cần cân nhắc nội hàm “chức vụ cấp cao” do khái niệm này còn định tính, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau.

>>Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Đảm bảo chất lượng cao nhất khi thông qua các dự án luật

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh trong Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, ngày 20/10.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: QH

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Hồ sơ dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quy định. Các nội dung của dự thảo Luật phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan.

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan, như Luật An ninh mạng và dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, cần xem xét kỹ quy định tại khoản 1 Điều 26 về yếu tố để thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với “Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người bị kết án…”.

Việc bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ tại khoản 3 phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Chính phủ ban hành quy định để bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tương đồng với quy định tại khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật.

"Ủy ban Kinh tế thống nhất việc quy định các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.

Cần nghiên cứu bao quát cả các lĩnh vực khác thuộc đối tượng báo cáo nhưng chưa được quy định các dấu hiệu đáng ngờ cụ thể như luật sư, công chứng, kinh doanh kim loại quý, đá quý… Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bảo đảm hợp lý và khả thi khi khối lượng báo cáo tương đối lớn trong khi một số quy định còn mang tính định tính, chưa rõ ràng.

>>Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế

>>Bội chi ngân sách năm 2022 ước thực hiện bằng 4,5% GDP

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH

Liên quan đến nội dung về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, đây là quy định mới và cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của FATF.

Nhưng tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng quy định về báo cáo kết quả đánh giá rủi ro hoặc cập nhật kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền và khoản 1 Điều 16 về xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo bảo đảm tính khả thi và tránh tạo gánh nặng về thủ tục hành chính cho các đối tượng khi triển khai.

“Đồng thời, cần báo cáo rõ về chế tài xử lý trong trường hợp không báo cáo hoặc không cập nhật kịp thời theo quy định tại dự thảo Luật, để tăng tính hiệu lực, hiệu quả và tính khả thi của các quy định này”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.

Bên cạnh đó, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế nhất trí với quy định tại khoản 1 về cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, tuy nhiên, cần cân nhắc nội hàm “chức vụ cấp cao” do khái niệm này còn định tính, có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau.

Có ý kiến đề nghị nghiên cứu thêm về kỹ thuật, bảo đảm việc xác định danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là rõ ràng, minh bạch, khả thi trong thực tiễn triển khai; cân nhắc thuật ngữ “quản lý cấp cao” tại điểm b khoản 2; nhấn mạnh hơn trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị.

“Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với việc các đối tượng báo cáo phải ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, trong đó đã giới hạn một số nội dung đối với đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng sự cần thiết, tính khả thi và tính phù hợp của các nội dung đối với các đối tượng báo cáo cụ thể”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi): Cân nhắc nội hàm “chức vụ cấp cao” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714009188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714009188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10