Nhà đầu tư chốt lời, vàng giảm giá sốc

ĐÌNH ĐẠI 20/04/2022 11:30

Việc nhà đầu tư chốt lời, cùng với sự mạnh lên của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ đã khiến giá vàng trong nước và thế giới giảm sốc.

>>>Lạm phát leo thang, vàng vượt ngưỡng 70 triệu đồng/lượng

Tại thị trường trong nước, vào thời điểm lúc 10 giờ sáng nay (20/4), hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng đều điều chỉnh giảm giá mạnh. Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn giảm 550.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua. Hiện công ty SJC niêm yếu vàng miếng ở mức giá 69.500.000 đồng/lượng mua vào và 70.200.000 đồng/lượng chiều bán ra. Mức điều chỉnh này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Tốc độ giảm giá của vàng miếng trong nước chậm hơn quốc tế, điều này đã đẩy giá vàng SJC đắt hơn thế giới lên mức 16,25 triệu đồng/lượng, tương ứng cao hơn 30%.

Tương tự, thương hiệu DOJI Sài Gòn niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 69.500.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 500.000 đồng/lượng và bán ra còn 70.200.000 đồng/lượng, giảm 600.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch ngày 19/4.

Cùng thời điểm trên, thương hiệu Phú Quý SJC cũng giảm 500.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 600.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch trước đó, còn 69.500.000 đồng/lượng và 70.200.000 đồng/lượng. Ngân hàng Eximbank giảm giá vàng miếng SJC 700.000 đồng mỗi lượng, xuống còn 69.600.000 đồng/lượng chiều mua vào và bán ra còn 70.100.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, ngân hàng MSB giảm đồng loạt 700.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 19/4. Hiện đơn vị này niêm yết giá mua – bán vàng miếng SJC với mức giá 69.160.000 đồng/lượng mua vào và bán ra 70.600.000 đồng/lượng. Chênh lệch biên độ giữa mua và bán của nhà băng này là 1.440.000 đồng/lượng.

Cùng chung với xu hướng giảm giá của vàng miếng SJC, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ cũng được điều chỉnh giảm đồng loạt 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày 19/4, đồng thời áp dụng cho cả hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội. Hiện giá mua bán vàng nhẫn của thương hiệu này đang ở mức giá 55.700.000 đồng và 56.800.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC với vàng trang sức hiện đang ở mức 13.400.000 đồng/lượng.

>>>“Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

Tại thị trường thế giới, vào thời điểm 8 giờ 30 sáng nay, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao dịch ở mức 1.944 USD/ounce, giảm mạnh 32 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 giảm 26,9 USD xuống còn 1.959,6 USD/ ounce. Tốc độ giảm giá của vàng miếng trong nước chậm hơn quốc tế, điều này đã đẩy giá vàng SJC đắt hơn thế giới lên mức 16,25 triệu đồng/lượng, tương ứng cao hơn 30%.

Chỉ trong 2 ngày, giá kim loại quý thế giới đạ bị

Diễn biến giá kim loại quý thế giới trong vòng 24 giờ qua. Nguồn: Kitco.com.

Giá vàng sáng nay giảm mạnh chủ yếu là do đồng USD chạm mức cao nhất trong 2 năm và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên gần 3% - mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2018. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ mạnh tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong cuộc họp tháng 5, nhiều khả năng FED sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản để hạ nhiệt lạm phát.

Trước tình hình USD, cổ phiếu và trái phiếu Mỹ thu hút nhà đầu tư. Giới đầu cơ vàng nhận thấy giá kim loại quý rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Thế nên khi giá vàng thế giới giao dịch tại 1.980 USD/ounce,  họ mạnh tay bán ra nhằm thu hồi vốn, đã khiến giá vàng gánh thêm áp lực đi xuống.

Mặc dù giá vàng giảm mạnh, nhưng các chuyên gia cho rằng vàng chỉ đang “lùi 1 bước” để “tiến 2 bước”. Kim loại quý này có thể bỏ qua sức mạnh của đồng USD để vượt qua mốc 2.000 USD/ ounce trong thời gian tới.

Theo nhà phân tích kim loại quý Daniel Briesemann của ngân hàng Commerzbank, bất chấp việc Fed dự kiến sẽ mạnh tay hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ với dự định sẽ tăng lãi suất ít nhất hai lần 50 điểm cơ bản tại hai cuộc họp chính sách tiền tệ sắp tới, giá vàng vẫn đạt được đà tăng trong thời gian qua. 

Chuyên gia này giải thích, các Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng cho thấy dòng tiền đổ vào thị trường kim loại quý thời gian vừa qua mạnh mẽ cho thấy sự quan tâm của giới đầu tư vào thị trường này. Đây là động lực chính khiến giá vàng tăng.  

Còn nhà phân tích cấp cao Ipek Ozkardeskaya tại Swissquote thì cho rằng, yếu tố thúc đẩy nhu cầu vào vàng hiện tại vẫn là cuộc xung đột Nga – Ukraine. “Căng thẳng ở Ukraine có thể tăng cường dòng vốn đổ vào kim loại màu vàng trong ngắn hạn và giúp những người đầu cơ giá lên vượt qua mức 2.000 USD/ ouce” bà nói.  

Có thể bạn quan tâm

  • Lạm phát leo thang, vàng vượt ngưỡng 70 triệu đồng/lượng

    Lạm phát leo thang, vàng vượt ngưỡng 70 triệu đồng/lượng

    04:50, 19/04/2022

  • “Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

    “Cơn gió ngược” nào cản giá vàng tuần tới?

    05:30, 17/04/2022

  • Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    Lạm phát tăng nóng, giá vàng tuần tới sẽ thế nào?

    05:30, 10/04/2022

  • Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    Chế độ bản vị vàng kiểu Nga tác động thế nào đến giá vàng?

    05:30, 03/04/2022

  • Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    Báo cáo việc làm của Mỹ tạo cú sốc với giá vàng tuần tới?

    05:30, 27/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhà đầu tư chốt lời, vàng giảm giá sốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO