Nhóm trẻ nào cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi nếu có bệnh lý nền, dị ứng, quá mẫn cảm hoặc có bệnh lý cấp tính cũng phải trì hoãn tiêm.

>>Trẻ em mắc COVID-19 tăng mạnh: Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con?

TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ về những trường hợp trẻ em không nên tiêm vaccine phòng COVID-19.

những trẻ cần trì hoãn không tiêm đó là những bé bị sốc thuốc mức độ nặng, như tím tái, khó thở…

Những trẻ cần trì hoãn không tiêm đó là những bé bị sốc thuốc mức độ nặng, như tím tái, khó thở… Ảnh minh họa

Tuy nhiên, TS.BS. Phạm Quang Thái cũng khẳng định, vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi an toàn không khác gì các vaccine trong tiêm chủng khác.

“Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì sự lo lắng chỉ làm phức tạp vấn đề trong khi tâm lý vững vàng sẽ làm mọi chuyện suôn sẻ”, TS. Thái khuyến cáo.

Còn theo bác sĩ nhi khoa Lê Quang Mỹ, người từng tham gia vào đơn vị điều trị COVID-19 cho bệnh nhi ở TP.HCM, CDC Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã nghiên cứu và đánh giá rất kỹ trước khi cấp phép vaccine để đưa vào sử dụng.

Với vaccine Pfizer, theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về phản ứng phụ sau tiêm, trong 4.000 trường hợp trẻ tiêm Pfizer thì không có trường hợp nào sốc phản vệ. So sánh với những vaccine khác đã tiêm cho trẻ, như dại, viêm não, sởi, quai bị, rubella, HPV thì vaccine COVID-19 hiện dùng gặp phản ứng bất lợi sau tiêm vẫn đứng hàng thứ 5 sau những vaccine chúng ta đã từng tiêm cho trẻ em.

Tuy nhiên, những trẻ cần trì hoãn không tiêm đó là những bé bị sốc thuốc mức độ nặng (tím tái, khó thở…). Trẻ dị ứng nặng với một trong những thành phần có trong vaccine (trong vaccine, ngoài thuốc sẽ có thêm 1 số thành phần khác).

Nếu xác định trẻ chắc chắn đã bị dị ứng rất nặng với chất nào đó thì không nên tiêm. Còn lại, các trẻ bị não úng thuỷ, động kinh, chậm phát triển… không có trì hoãn tiêm, thậm chí các nhà nghiên cứu còn khuyến khích tiêm ngừa cho trẻ, vì đây là đối tượng yếu thế, dễ bị bệnh hơn các bé khác.

Đánh giá về những đối tượng trẻ cần trì hoãn tiêm chủng, theo TS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi TW, đó là nhóm trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác phải trì hoãn.

Cụ thể, trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang có sốt, đang có tình trạng nhiễm trùng; trong đợt điều trị của bệnh mạn tính như đang hóa trị ung thư… thì cần trì hoãn cho đến khi kết thúc tình trạng bệnh cấp tính, mạn tính, hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính.

>>Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em cần lưu ý gì?

Nếu xác định trẻ chắc chắn đã bị dị ứng rất nặng với chất nào đó thì không nên tiêm. Ảnh minh họa

Nếu xác định trẻ chắc chắn đã bị dị ứng rất nặng với chất nào đó thì không nên tiêm. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, TS Ngãi thông tin, Hội đồng tư vấn đã đồng thuận đưa ra khuyến cáo với trẻ từng mắc COVID-19 cần trì hoãn tiêm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày khởi phát bệnh.

Tuy nhiên, tùy từng huống cụ thể, các đơn vị tiêm chủng có thể xem xét hoàn cảnh từng cá nhân, so sánh giữa lợi ích của việc tiêm và không tiêm để quyết định trẻ có cần tiêm sớm hơn thời gian 3 tháng này không. Nhưng việc này phải được sự đồng thuận của cha mẹ, người chăm sóc.

Vẫn theo TS Lê Kiến Ngãi, thời gian gần đây đã xuất hiện một số trẻ sau mắc COVID-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa). Hội đồng tư vấn khuyến cáo, khi trẻ có MIS-C, cần trì hoãn đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này.

Nếu trẻ đã có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine phòng COVID-19

TS Ngãi cũng lưu ý, những đối tượng phải khám, sàng lọc, tiêm tại bệnh viện từ tuyến huyện trở lên ngoài trường hợp từng có hội chứng MIS-C còn các trẻ mắc bệnh bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường hoặc khi khai thác tiền sử thấy trẻ có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào (thức ăn, thuốc,…).

Các trường hợp cần thận trọng tiêm chủng là nhóm trẻ tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; bé rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhóm trẻ nào cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711658510 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711658510 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10