Đầu tư vào đặc khu: Cơ hội cạnh tranh có mong manh?

Ngọc Hà 26/05/2018 13:11

Khi Việt Nam đang tiến gần hơn tới các đặc khu thì cũng là lúc các đặc khu trong khu vực và thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ. Cơ hội cạnh tranh của đặc khu Việt Namm sẽ ra sao?

Theo kế hoạch, Hải Nam được xây dựng hướng tới là một hình thức cảng giao thương mới với quyền tự quyết chính sách, tự do kinh tế và tiếp cận thị trường lớn hơn các đặc khu kinh tế hiện nay, thậm chí là Hong Kong. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ thành lập một quỹ riêng để đầu tư vào Hải Nam. Dự kiến, cảng này sẽ đi vào hoạt động từ năm 2025 và sẽ hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư vào đặc khu: Cơ hội cạnh tranh có mong manh?

    Đầu tư vào đặc khu: Cơ hội cạnh tranh có mong manh?

    00:11, 26/05/2018

  • Đầu tư vào đặc khu phải có đột phá, nhưng đột phá đó là gì?

    Đầu tư vào đặc khu phải có đột phá, nhưng đột phá đó là gì?

    01:05, 24/05/2018

  • Đầu tư vào đặc khu: Ưu đãi thuế quá nhiều sẽ tạo

    Đầu tư vào đặc khu: Ưu đãi thuế quá nhiều sẽ tạo "tác dụng ngược"?

    09:28, 24/05/2018

Hải Nam “lột xác” lần 2

Trong giai đoạn 5 năm tính đến năm 2017, Hải Nam thu hút chưa tới 10 tỉ USD đầu tư nước ngoài - tương đương 1,5% cả nước - và vô cùng chật vật để tìm kiếm chỗ đứng trong bức tranh kinh tế quốc gia Trung Quốc.

Chính vì vậy, tầm nhìn, và thu xếp nguồn tài chính riêng để phát triển Hải Nam cho thấy tham vọng và quyết tâm cải cách Hải Nam – một trong những đặc khu kinh tế của Trung Quốc được thành lập từ năm 1988 mà theo báo chí quốc tế cho rằng, Hai Nam đã lỗi thời và khó có thể phát triển tiếp nếu không được “lột xác” lần 2.

Theo định hướng, Hải Nam sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ và công nghệ hiện đại, thay vì thương mại và sản xuất trung gian.

Để tạo thuận lợi cho quá trình này, chính quyền tỉnh đã công bố kế hoạch "1 triệu tài năng" vào ngày 14/5 để thu hút nhân viên cấp cao, với các chính sách khuyến khích như đăng ký hộ khẩu, trợ cấp tiền thuê nhà và cơ hội mua nhà ở thuận tiện. Ngoài ra, mới đây nhất, Hải Nam đã phát động một chiến dịch “100 ngày” để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, dịch vụ và công nghệ hiện đại.

Trước những lời mời gọi này, những tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc như Quwan, Tencent, Huawei và Hikvision đã xem xét chuyển một số hoạt động của họ sang Hải Nam kể từ giữa tháng 4 vừa qua.

Việt Nam đang tiến gần hơn tới các đặc khu, các đặc khu trên thế giới cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ.

Việt Nam đang tiến gần hơn tới các đặc khu, các đặc khu trên thế giới cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: Vân Đồn, Quảng Ninh, Việt Nam (nguồn: Internet).

Hiện nay, xét về vị trí địa lý, Vân Đồn và Hải Nam cách nhau khoảng 250 hải lý, trước những thay đổi chiến lược phát triển của Hải Nam và tầm nhìn về câu chuyện phát triển Vân Đồn thành đặc khu của Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhanh chóng bày tỏ lo ngại rằng, Vân Đồn của Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng cách nào khi Hai Nam vốn đã là đặc khu giờ tiếp tục được “lột xác” trong khi Vân Đồn mới bắt đầu?

Vân Đồn cạnh tranh như thế nào?

Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, Việt Nam nên nhìn vào bối cảnh khu vực và thế giới, việc định hướng Hải Nam trở thành một trong những cảng tự do mậu dịch hàng đầu thế giới vào năm 2035, vượt lên cả về mức độ và cấp độ tự do hoá của Hong Kong, Singapore hiện nay, họ đã từ bỏ những ngành mà các đặc khu trước đây hay chọn làm trọng điểm, đột phá. Ví dụ như công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm công nghiệp nặng, nhẹ và nông nghiệp.

“Theo đó họ sẽ tập trung vào làm những thứ mới nhất của thế giới mà không dựa trên tiềm lực và lợi thế về tài nguyên, về vốn. Họ thông qua sự giao lưu để tạo ra sức bật mới gắn liền với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và quản trị. Trong đó, trọng điểm nhất là biến Hải Nam thành một đảo du lịch hàng đầu thế giới, tiếp sau đấy là những ngành công nghiệp công nghệ, dịch vụ tài chính cao cấp”, ông Hồ phân tích.

“Như vậy, Hải Nam tới tầm nhìn chiến lược là trở thành một cảng tự do mậu dịch vượt trội hàng đầu thế giới, còn Vân Đồn đang cố gắng thực hiện các ưu đãi vượt lên trên các cam kết trong khuôn khổ các FTA, chứ chưa thể hướng tới vị trí nhất nhì thế giới được. Chúng ta nên cân nhắc và chú ý với bối cảnh này và sự cạnh tranh. Liệu có thể cạnh tranh được hay không hay tất cả mọi thứ hút về bên kia rồi chúng ta ngồi đấy mà nhìn?” vị Chuyên gia này đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của DĐDN từ một số chuyên gia Trung Quốc và Quốc tế, liên quan đến câu chuyện, khi Vân Đồn trở thành đặc khu sẽ cạnh tranh như thế nào với Hải Nam, nhìn chung các chuyên gia đang nghiêng về Vần Đồn.

Có chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam đang phát triển Vân Đồn thành đặc khu sẽ sớm thành hiện thực bởi Việt Nam sẽ “làm ngày làm đêm” để hiện thực hoá điều này.

Ngoài ra, so sánh về hạ tầng, Vân Đồn vẫn được đánh giá cao hơn khi có hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ để kết nối với nội địa thuận tiền và cảng hàng không quốc tế là cửa ngõ khai khác với thị trường lớn nhất. Trong khi đó, giao thông kết nối giữa Hải Nam và đại lục chỉ có con đường duy nhất bằng phà tính đến thời điểm hiện tại. Hải Nam cũng đang thiếu nguồn nhân lực và chi phí nhân công cao.

Thêm nữa, điều khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và Trung Quốc sẽ rời bỏ quốc gia này dưới góc nhìn của chuyên gia quốc tế đó chính là các yêu cầu liên doanh với tỷ lệ 51% cổ phần thuộc về doanh nghiệp Trung Quốc để kiểm soát công nghệ. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài thường bị “đình chỉ” vô cớ mà các doanh nghiệp Trung Quốc không bị. Đây chính là lý do khiến các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia sẽ rời bỏ Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam.

Như vậy, nếu để trả lời câu hỏi có cạnh tranh được hay không, cạnh tranh như thế nào thì vẫn còn quá sớm, phải chờ đợi đến khi Luật đặc khu được ban hành.

Ngọc Hà