Đặc khu phải là nơi thí nghiệm thể chế theo hướng mới và đột phát. Nhưng mới và đột phá đó là gì thì vẫn là một câu chuyện cần phải bàn.
Đây là ý kiến của chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan đưa ra tại buổi thảo luận về chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu kinh tế được tổ chức mới đây.
Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) đang chờ Quốc hội phê duyệt tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế chính sách vượt trội, đột phá; trong đó có chính sách thuế nhằm tạo cực tăng trưởng mới không chỉ cho ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) mà còn cho ba tỉnh và cả nước.
Có thể bạn quan tâm
20:17, 23/05/2018
16:30, 23/05/2018
14:39, 23/05/2018
13:00, 23/05/2018
12:54, 23/05/2018
Việt Nam lấy gì làm đột phá?
Liên quan đến các chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu, các chuyên gia tại chương trình đặt vấn đề, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định tự do thương mại trên thế giới, Việt Nam đã mở tung cánh cửa ưu đãi với thế giới bên ngoài, những cam kết này đã nằm trong khuôn khổ các hiệp định này rồi. Vậy có cần thiết phải có Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nữa không?
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, chủ trương thành lập đặc khu kinh tế để tạo nên sự đột phá trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam là một chủ trương đúng và tốt trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định Quốc tế và cả các FTA thế hệ mới đòi hỏi cao hơn, và có quá trình phát triển của mình. Việc tham gia vào các hiệp định này khiến Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới thứ 2 và rất cần những đột phát mới.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trăn trở: “Các đặc khu này cần phải tìm ra được điểm đột phá, ví dụ như xác định những ngành trọng điểm thay vì đưa cả hơn 100 ngành vào đặc các đặc khu này”.
Bà Lan chia sẻ, theo kinh nghiệm của các nước, đặc khu phải là “phòng thí nghiệm thể chế” để đưa ra áp dụng những thể chế mới mà chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi cho toàn quốc. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, thể chế mới mà Việt Nam muốn thí nghiệm ở đây là gì? Trong bối cảnh Việt Nam đang cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật để thích ứng với những cam kết trong khuôn khổ các FTA mà Việt Nam đã có.
Nhiều cam kết trong Hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTAs và hiệp định khác đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi Luật cho phù hợp với các hiệp định này. Có những hiệp định, Việt Nam phải thực hiện các cam kết ngay lập tức, nhưng có những hiệp định tạo điều kiện Việt Nam thực hiện các cam kết cuối cùng, sau 10 năm. Tuy nhiên, lộ trình thực hiện nói chung bắt đầu ngay khi các hiệp đình này đi vào thực hiện. Ví dụ như CPTPP, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua, Newzealand cũng chuẩn bị thông qua, khả năng 6 nước thông qua thực hiện CPTPP trong năm nay là rất cao. Ngoài ra, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng sớm đi vào thực hiện.
"Với những điều kiện như vừa nêu, Việt Nam rất cần thử nghiệm thể chế theo cách đó chứ không phải thử nghiệm thể chế bằng việc cho hàng loạt ưu đãi, cho nhiều lĩnh vực mà xưa nay Việt Nam đã ưu đãi rồi", Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích.
Phải chọn lựa
Cũng theo bà Chi Lan, Tthành công thì chưa thành công, tuy nhiên, có phải bởi vì trải dài ưu đãi trên khoảng 400 khu công nghiệp xưa nay mà không thành công để bây giờ đem “dồn” vào 3 đặc khu, mấy chục ngành để thực hiện thay vì tất cả các tỉnh cùng làm sẽ thành công hơn hay không?
“Tôi không tin là như vậy. Tôi không tin việc áp dụng thể chế vào một quy mô hẹp cho 3 nơi và áp dụng cho quá nhiều ngành lại có thể thành công hơn so với trước đây. Vì vậy phải có sự chọn lựa”, bà Lan nhận định.
“Chọn ngành nào có thể tạo đột phá cho Việt Nam về lâu về dài thì tôi nghĩ đó là những cái Việt Nam chưa thành công được và thu hút FDI đó chính là công nghệ cao”, chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết thêm.
Cũng theo bà Phạm Chi Lan, hiện nay, Việt Nam chưa thực sự thu hút được công nghệ cao, sự chuyển giao của đầu tư nước ngoài cho Việt Nam là rất ít. Ngay cả ngành được mang danh là công nghệ cao như Samsung thì vẫn chủ yếu là lắp ráp chưa có nghiên cứu triển khai những khâu khác, cái chưa thành công nhất phải tạo thể chế cho nó thành công. Và như vậy, phải chọn cái nơi nào đặc khu có thể tiếp nhận cái công nghệ cao đó, chứ không phải là chọn như hiện nay.