Thị trường ngành đệm đang "nóng" lên

Ngọc Hà 11/06/2018 02:31

Mặc dù không phải là ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên thị trường ngành đệm Việt Nam đã “nóng lên” khi quỹ ngoại rót vốn.

Theo kết quả nghiên cứu của Quỹ đầu tư Mekong Capital, mới có khoảng trên 30% dân số Việt Nam sử dụng đệm. Trong khi đó con số này ở trên thế giới là 100%, như vậy dư địa để ngành phát triển là rất lớn. Chính vì vậy, việc hoàn tất thủ tục đầu tư vào Vua Nệm đã đánh dấu sự có mặt của quỹ này trong ngành đệm Việt Nam.

Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ Vua Nệm sáp nhập hai thương hiệu Dem.vn và Vuanem.vn thành một thương hiệu duy nhất là Vua Nệm,

Khoản đầu tư từ MEF III sẽ hỗ trợ Vua Nệm sáp nhập hai thương hiệu Dem.vn và Vuanem.vn thành một thương hiệu duy nhất là Vua Nệm. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Tuy nhiên, dư địa là vậy, song để thay đổi thói quen và sự hiểu biết của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm đệm đang là một thách thức đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ví dụ người tiêu dùng cho rằng, sử dụng sản phẩm đệm cứng là tốt, tuy nhiên, đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Bởi, nếu sử dụng đệm cứng, khi nằm nghiêng vài và cánh tay sẽ bị đau, tê.

Chính vì vậy, cải tiến chất lượng sản phẩm chính là trọng tâm được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chú trọng. Việc cải tiến sản phẩm không chỉ khiến doanh nghiệp sản xuất đang dần chinh phục được thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chiếm thị phần lớn xuất khẩu sang các thị trường lớn. Được biết, có sản phẩm đệm của doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tới 34 thị trường trên toàn cầu và theo số liệu của Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ, một doanh nghiệp Việt đang nắm giữ tới 98% thị phần đệm cao su VIệt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

Nhận định về tiềm năng của ngành đệm Việt Nam, một số chuyên gia cho rằng, đây là ngành có nhiều triển vọng phát triển lớn, tuy nhiên để tận dụng được dư địa từ thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu là mục tiêu chính, việc thay đổi thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, đầu tư chuyên nghiệp trên toàn hệ thống và quản trị chất lượng đầu ra là những hoạt động cần thiết trong thời điểm này.

Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp, quỹ đầu tư ngoại đổ vào ngành non trẻ và tiềm năng được cho là lấp đầy những khoảng chống mà ngành đang gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội sẽ khởi công con đường “đắt nhất hành tinh” vào quý IV/2018

    Hà Nội sẽ khởi công con đường “đắt nhất hành tinh” vào quý IV/2018

    05:00, 11/06/2018

  • Vì sao tiến độ thi công cầu Bạch Đằng chậm?

    Vì sao tiến độ thi công cầu Bạch Đằng chậm?

    02:41, 11/06/2018

  • Vì đâu TAEL rẽ ngang đầu tư vào giáo dục Việt?

    Vì đâu TAEL rẽ ngang đầu tư vào giáo dục Việt?

    04:35, 10/06/2018

  • Việt Nam trước cơ hội dịch chuyển đầu tư công nghệ

    Việt Nam trước cơ hội dịch chuyển đầu tư công nghệ

    11:33, 09/06/2018

Quay trở lại thương vụ rót vốn, theo đại diện quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III), quỹ trực tiếp thực hiện thương vụ đầu tư, thuộc Mekong Capital cho rằng,đầu tư vào các mô hình kinh doanh ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố lên xuống của thị trường, đó là các ngành hàng tiêu dùng có đối tượng khách hàng rộng khắp. Ở các nước phát triển, đệm là một món hàng thiết yếu, trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ như vậy.

Như vậy, với niềm tin mạnh mẽ này, mặc dù không công bố giá trị thương vụ, tuy nhiên quỹ đã MEF III) đã nhanh chóng đặt tham vọng sẽ mở 300 cửa hàng chăn ga gối đệm tại Việt Nam vào năm 2022.

Chắc chắn rằng, với dư địa thị trường còn lớn, nhiều tiềm năng phát triển và hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, ngành đệm sẽ tiếp tục nhận được các thương vụ đầu tư, rót vốn trong thời gian tới.

Ngọc Hà