Kinh nghiệm thu hút FDI thế hệ mới nhìn từ Trung Quốc
Theo khuyến nghị của IFC, những dự án FDI Trung Quốc đang thu hút chính là những loại hình đầu tư Việt Nam cần trong thời gian tới.
Những con số khả quan
Hiện nay, mặc dù Việt Nam đang thu hút hiệu quả đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc, tuy nhiên theo khuyến nghị từ các chuyên gia trong và ngoài nước, trong chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2020-2030 Việt Nam phải thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư châu Âu và Hoa Kỳ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, điều này cũng có nghĩa dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn và tăng cường chuyển giao công nghệ cho khối doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Việt Nam chuẩn bị tổng kết 30 năm thu hút FDI, có nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hút dòng vốn FDI từ Mỹ và châu Âu của Việt Nam chưa như kỳ vọng, tuy nhiên theo số liệu từ FDI markets lại cho thấy những kết quả khả quan.
Cụ thể, Việt Nam thu hút được 651 dự án đầu tư FDI từ dòng vốn châu Âu, xếp thứ 32/48 quốc gia và nền kinh tế. Theo đó, Việt Nam thu hút tốt hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia… về số lượng dự án đăng ký trong 14 năm qua. Ở nhóm dòng vốn FDI từ Mỹ, Việt Nam có kết quả thu hút tốt hơn Thái Lan và Indonesia, theo đó, Việt Nam xếp thứ 28/48 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 350 dự án.
Tuy nhiên, để thu hút ngày càng nhiều dòng vốn được coi là “chất lượng cao” đến từ Mỹ, châu Âu như các chuyên gia vẫn thường nhận định, theo khuyến nghị của IFC, kinh nghiệm thu hút FDI từ Trung Quốc chính là bài học phù hợp cho Việt Nam. Những dự án FDI Trung Quốc đang thu hút chính là các loại hình đầu tư Việt Nam cần trong tương lai.
Bài học từ Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc là điểm đến đầu tư quan trọng thứ hai trên thế giới của các nhà đầu tư Châu Âu và Hoa Kỳ. Đồng thời, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ thu hút FDI lớn nhất trong khu vực. Theo số liệu của FDI Market 2018: Trung Quốc thu hút được 4.535 dự án đầu tư từ Mỹ.
Có được điều này phải kể đến những nỗ lực thúc đẩy thu hút đầu tư vào 7 dự án lớn. Một là, nâng cấp nhà máy Thẩm Dương của BMW; Hai là, Dây chuyền lắp ráp mới của Airbus ở Thiên Tân; Ba là, Liên doanh giữa Linde và công ty con của Sinopec để sản xuất khí công nghiệp ở Ninh Ba; Bốn là, Liên doanh của Volkswagen với JAC sản xuất xe điện; Năm là, 4 dự án mới của Robert Bosch ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông; Sáu là, Trung tâm nghiên cứu thứ hai của Shell hợp tác với Đại học Thanh Hoa; Bảy là, Dây chuyền lắp ráp máy bay trực thăng của Airbus ở Thanh Đảo.
Ngoài ra cũng phải kể đến những điểm chung trong phát triển kinh tế giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Cụ thể, năm 2015, GDP của Châu Âu và Trung Quốc là 14,72 nghìn tỷ EUR và 9,75 nghìn tỷ EUR, xếp thứ hai và thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ (16,64 nghìn tỳ EUR). Theo kết quả báo cáo "Quan hệ kinh tế EU - Trung Quốc tới năm 2025 - Xây dựng một tương lai chung21 " bên cạnh việc tăng thương mại, đầu tư thì việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực: khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng và dịch vụ tài chính, tham gia trao đổi giữa người với người…. sẽ khiến cho chất lượng dòng vốn FDI sẽ tăng lên ở cả hai phía.
Cùng với đó, các cam kết mới đây của Chính phủ Trung Quốc về cải thiện môi trường kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài cùng với các chính sách đế thúc đẩy mở cửa hơn nữa nền kinh tế và xây dựng mối quan hệ “có đi có lại” được khởi xướng từ Báo cáo chung Quan hệ kinh tế EU - Trung Quốc đến 2025, là những điều kiện thuận lợi để dòng vốn của hai bên gia tăng lẫn nhau.
Về thu hút dòng vốn FDI từ Mỹ của Trung Quốc, có thể thấy rằng, mặc dù dưới thời Tống thống Donald Trump FDI của Mỹ vào Trung Quốc đã sụt giảm kể từ năm 2012. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nguồn cung cấp FDI chính ở Trung Quốc với tý trọng trên 10%.
Có thể bạn quan tâm
Công cụ nào thu hút FDI thế hệ mới?
11:00, 13/07/2018
Cần thay đổi ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực ưu tiên
03:35, 12/07/2018
Hoàn thiện nhiều “lỗ hổng” trong cơ chế bảo vệ nhà đầu tư
05:01, 11/07/2018
Việt Nam đang cần giải pháp của các giải pháp lớn
05:47, 10/07/2018
Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”
17:13, 09/07/2018
Sự phù hợp cho Việt Nam
Theo các chuyên gia từ IFC, thực chất, hiện nay, dòng vốn FDI mà Trung Quốc đang thu hút được cũng chính là những loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai.
Theo đó, khả năng Việt Nam có thể thu hút được từ việc mở rộng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu có mặt tại Trung Quốc dễ hơn là thu hút các nhà đầu tư mới từ châu Âu khi lần đầu tới đầu tư tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.
Bởi theo IFC, các nhà đầu tư đến từ Đức, Pháp, Anh là những nhà đầu tư hàng đầu của EU ở Trung Quốc và thường xuyên tìm cách mở rộng hoạt động ở một số quốc gia lân cận để nâng cao hiệu quả và hạn chế việc tập trung đầu tư vào một đja điếm duy nhất.
Trong đó, ngành công nghiệp ô tô tiếp tục chiếm ưu thế về đầu tư FDI của Hoa Kỳ và châu Âu tại Trung Quốc, có được điều này là do các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức đã nhận được chính sách khuyến khích phát triển xe điện của Chính phủ Trung Quốc.
Có thể kể đến liên doanh thứ ba của Volkswagen ở Trung Quốc tập trung hoàn toàn vào xe điện, cũng như liên doanh của Mercedes với BAIC, từ đó thúc đẩy đầu tư vào nguyên vật liệu cơ bản cùng với vật liệu composit và các loại khí chuyên dụng. Do chưa có khung chính sách hiệu quả cho việc phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam sẽ khó có thế gia nhập chuỗi giá tri này, dù đây là lĩnh vực đang chiếm một phần đáng kề đầu tư của Hoa Kỳ và EU tại khu vực.