Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”

Ngọc Hà 09/07/2018 17:13

“Dường như vẫn chưa có cơ chế nào đảm bảo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới ở cấp địa phương. Trong khi đây là cấp có vai trò quan trọng trong việc cấp phép đầu tư”.

Mới đây, IFC đã công bố báo cáo

Mới đây, IFC đã công bố báo cáocác Khuyến nghị về chiến lược và định hướng FDI thế hệ mới 2020 – 2030 của Việt Nam. 

Đó là một trong những góp ý của ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, VCCI đưa ra tại chương trình “Công bố báo cáo các Khuyến nghị về chiến lược và định hướng FDI thế hệ mới 2020 – 2030 của Việt Nam” được tổ chức chiều ngày 9/7, tại Hà Nội.

Đề cao vai trò của việc thực thi chính sách cấp địa phương

Định hướng chung của báo cáo đó là nâng tỷ trọng FDI có giá trị gia tăng cao, bền vững, có hiệu ứng lan toả FDI tích cực mạnh mẽ đối với khối kinh tế tư nhân trong nước. Theo đó để hiện thực hoá mục tiêu chung này, báo cáo khuyến nghị chia thành các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở để Việt Nam tham vấn.

Cụ thể, báo cáo hướng đến 5 mục tiêu chính. Một là, cải thiện tình hình đầu tư chung và hiệu quả thực thi chính sách; Hai là, cải tổ khung thể chế đủ năng lực thực hiện chiến lược; Ba là, chuyển tiếp thành công sang môi trường kinh doanh 4.0; Bốn là, tăng số lượng và tỷ lệ dự án FDI có gía trị gia tăng  cao hơn được thu hút tới Việt Nam; Năm là, cải thiện kết nối và hiệu ứng lan toả của đầu tư FDI nhóm tìm kiếm hiệu quả.

Liên quan đến cải thiện tình hình đầu tư chung và thực thi chính sách, ông Đậu Anh Tuấn băn khoăn: “Không biết có cơ chế nào để đảm bảo những định hướng này được thực hiện ở chính quyền địa phương cấp tỉnh. Trong khi các địa phương chính là các đầu mối chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư. Suy cho cùng việc đảm bảo để các dự án được thực thi và chấp thuận thì vai trò của cấp chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng”.

Ngoài ra, cũng liên quan đến góp ý về báo cáo dự thảo của IFC, ông Đậu Anh Tuấn cũng cho rằng, từ trước đến nay, Việt Nam dường vẫn đang thiếu những báo cáo, đánh giá một cách chi tiết về những lợi ích mà FDI mang lại cho nền kinh tế so với ngân sách Việt Nam đã đầu tư cho các dự án hạ tầng. Bên cạnh đó cũng thiếu các báo cáo chi tiết về mức độ lan toả giữa FDI và các ngành, lĩnh vực khác của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”

    17:13, 09/07/2018

  • Câu chuyện FDI không chịu “kết hôn” với doanh nghiệp nội

    13:54, 07/07/2018

  • Hạn chế chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI

    16:40, 06/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Doanh nghiệp FDI tạo "sức ép" cho doanh nghiệp nội

    09:07, 04/07/2018

  • [VBF GIỮA KỲ 2018] Liên kết doanh nghiệp Việt và FDI: Bổ sung động năng cho tăng trưởng kinh tế

    08:56, 04/07/2018

  • Chuyển giao công nghệ: Không thể chờ doanh nghiệp FDI tự nguyện

    11:42, 01/07/2018

  • Doanh nghiệp FDI “khất lần” chuyển giao công nghệ

    09:30, 28/06/2018

  • Chuyển giao công nghệ: Doanh nghiệp FDI đã thực sự chủ động?

    05:42, 27/06/2018

  • Doanh nghiệp FDI chỉ coi Việt Nam là "xưởng gia công"?

    04:50, 26/06/2018

  • 30 năm vào Việt Nam, FDI vẫn "khất lần" chuyển giao công nghệ

    17:41, 25/06/2018

Phải có cách làm đúng

Hiện tại, các nhà đầu tư thường cho rằng giá nhân công thấp cùng chính sách ưu đãi thuế là những lý do khiến thị trường Việt Nam hấp dẫn để đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà chi phí nhân công tăng lên và miễn thuế không còn, Việt Nam chưa có kế hoạch đầy đủ để phát triển kỹ năng tiên tiến hơn cũng như năng lực cạnh tranh cần thiết để duy trì và thu hút nhà đầu tư trong một nền kinh tế có thu nhập cao hơn. Cùng với đó, rất ít doanh nghiệp FDI cho rằng tay nghề lao động được nâng cao hay chuỗi cung ứng địa phương có năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam.

Vì vậy, báo cáo đã đề xuất Việt Nam thực hiện các giai đoạn ưu tiên. Trước tiên là ưu tiên trước mắt, giai đoạn này quan trọng đối với việc tăng cường giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của địa phương. Ưu tiên ngắn hạn, theo các chuyên gia đây là cánh cửa hẹp để cạnh tranh thắng lợi, vì vậy ưu tiên trung hạn kết hợp với mở cửa thị trường và phát triển kỹ năng, trong đó tập trung vào các ngành chến biến chế tạo trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế hay như dịch vụ trong các ngành ngư công nghệ thông tin và dịch vụ tri thức, dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính..vv…

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể,ông Phan Hữu Thắng - nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: “Tại sao báo cáo chưa đề cập đến những mặt trái của FDI mà Việt Nam phải gánh chịu trong suốt thời gian vừa qua? Bởi mục tiêu của chiến lược thu hút FDI này là hướng đến một chiến lược thu hút FDI bền vững trong thời gian tới. Sẽ hợp lý hơn nếu chiến lược đi từ nguyên nhân, những thất bại của Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại vốn có”.

Ông Thắng bày tỏ lo lắng, nếu với cách quản lý và xúc tiến đầu tư như hiện nay, có thể chiến lược sau sẽ mang lại “sự nặng nề” hơn những chiến lược trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO