Thu hút FDI thế hệ mới: IFC đề xuất 6 khuyến nghị về cơ quan quản lý đầu tư

Ngọc Hà 20/07/2018 05:43

IFC đã đưa ra 6 khuyến nghị liên quan đến cơ quan quản lý đầu tư của Việt Nam để phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.

Chủ động “gõ đúng cửa”

Một trong những khuyến nghị của IFC về cơ quan quản lý đầu tư đó là

Một trong những khuyến nghị của IFC về cơ quan quản lý đầu tư đó là tách riêng chức năng quản lý nhà nước của với chức năng xúc tiến đầu tư. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Xuất phát từ yêu cầu của Việt Nam phải thu hút FDI có giá trị gia tăng cao, thu hút FDI một cách có chọn lọc từ các thị trường được đánh giá là có chất lượng nguồn vốn cao và hiệu quả… chính là những nền tảng quan trọng để xây dựng năng lực cạnh tranh, đa dạng hoá và tăng trưởng cho Việt Nam.

Theo IFC, đây là yêu cầu của bất kỳ quổc gia nào với mong muốn thu hút và duy trì hoạt động FDI để bảo đảm sự gắn kết và hiệu quả của chính sách đầu tư, bộ máy xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, tránh phát đi những thông điệp khó hiểu hoặc thậm chí mâu thuẫn đến nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, đối với Việt Nam, một trong những thay đối lớn về chính sách cần thực thi là chuyển dịch từ chính sách "mở cửa" bị động đối với FDI sang chính sách "gõ đúng cửa" với tính chủ động cao để thu hút các loại hình đầu tư mà Việt Nam thực sự cần tại thời điểm này trong tiến trình phát triển.

Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới sẽ kéo theo yêu cầu điều chỉnh và hoàn thiện thể chế, do đó cần có những đánh giá kỹ lưỡng về nhiệm vụ và cơ cấu thể chế đế xác định mức độ phù hợp và sự cần thiết nhằm bảo đảm đủ trình độ, năng lực của cơ quản quản lý nhà nước. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo chiến lược và định hướng thu hút FDI thế hệ mới thành công.

10 lĩnh vực ưu tiên là… quá nhiều

Hiện nay, cơ quan quản lý đầu tư của Việt Nam hiện nay là Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư. Cục ĐTNN được thành lập vào năm 2003, với chức năng giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra, Cục ĐTNN còn có những nhiệm vụ quản lý nhà nước và xúc tiến đầu tư với những mục tiêu cao, đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nhân lực và tài chính của Cục ĐTNN còn "hạn chế".

Theo khuyến nghị của IFC, cơ cấu tổ chức nội bộ của Cục ĐTNN có thể phù hợp cho những chức năng này, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Những chức năng này có mức độ phù hợp chung như thế nào với việc thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư của nhà nước? Đặc biệt là phù hợp như thế nào với việc thực hiện hiệu quả Chiến lược xúc tiến FDI thế hệ mới?

IFC dẫn chứng, hiện nay, Cục ĐTNN làm việc trực tiếp với nhiều bộ ngành trung ương và địa phương, các cơ quan quản lý cấp tỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc phối hợp hoạt động giữa nhiều thể chế khác nhau rất phức tạp và tốn kém nguồn lực.

Trong khi đó, theo các nhà đầu tư cho biết thường gặp khó khăn trong quá trình phối hợp công tác giữa nhiều cơ quan. Hơn nữa, Cục ĐTNN khẳng định có hơn 10 lĩnh vực ưu tiên để thu hút đầu tư phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Theo IFC, trên thực tế, đây có thể được coi là số lượng lĩnh vực ưu tiên khá cao để định hướng thu hút đầu tư và thực hiện các hoạt động quảng bá và kết nối đầu tư hiệu quả. Theo thông lệ thế giới và thực tiễn hoạt động của các cơ quan xúc tiến đầu tư hàng đâu trên khắp thế giới, thường tập trung vào 5-7 tĩnh vực ưu tiên đế chủ động tìm kiếm mục tiêu và xúc tiến đâu tư.

Vì vậy, IFC cho rằng, việc tập trung xây dựng Chiến lược xúc tiến đầu tư thế hệ mới trước, sau đó mới điều chỉnh khung thể chế nếu cần để đảm bảo triển khai thực hiện thành công chiến lược là điều phù hợp với Việt Nam hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Công cụ nào thu hút FDI thế hệ mới?

    Công cụ nào thu hút FDI thế hệ mới?

    11:00, 13/07/2018

  • Cần thay đổi ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực ưu tiên

    Cần thay đổi ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực ưu tiên

    03:35, 12/07/2018

  • Hoàn thiện nhiều “lỗ hổng” trong cơ chế bảo vệ nhà đầu tư

    Hoàn thiện nhiều “lỗ hổng” trong cơ chế bảo vệ nhà đầu tư

    05:01, 11/07/2018

  • Việt Nam đang cần giải pháp của các giải pháp lớn

    Việt Nam đang cần giải pháp của các giải pháp lớn

    05:47, 10/07/2018

  • Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”

    Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”

    17:13, 09/07/2018

  • Kinh nghiệm thu hút FDI thế hệ mới nhìn từ Trung Quốc

    Kinh nghiệm thu hút FDI thế hệ mới nhìn từ Trung Quốc

    06:30, 19/07/2018

Tách bạch chức năng quản lý và xúc tiến đầu tư

Mặc dù Cục ĐTNN đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của cơ quan này hầu như chưa thay đổi kể từ khi thành lập công tác quản lý nhà nước đối với FDI và đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Trong khi đó, tình hình triến khai phân cấp quản lý đầu tư tới các địa phương và chuyển động của nguồn cầu ở nước ngoài đã thay đối nhanh chóng trong những năm gần đây.

Thực chất, việc phân cấp quản lý đã "điều chỉnh " một phần chức năng nhiệm vụ của Cục ĐTNN vì việc cấp phép cho hầu hết các dự án đầu tư hiện nay đều do các đja phương thực hiện và chịu trách nhiệm, vì vậy Cục ĐTNN chỉ còn chức năng/nhiệm vụ cấp phép cho các dự án BOT và đầu tư ra nước ngoài. Vị thế của Cục ĐTNN với vai trò quản lý nhà nước cấp trung ương trong quá trình triển khai hiệu quả các chính sách FDI của Vỉệt Nam sẽ được củng cố hơn nữa trong thời gian tới.

Một là, tách riêng chức năng quản lý nhà nước của Cục ĐTNN với chức năng xúc tiến đầu tư để Cục có thể tham mưu và chỉ đạo tốt hơn việc triển khai thực hiện Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới. Những cơ quan tương tự trên thế giới với vai trò vừa là cơ quan quản lý nhà nước vừa là cơ quan xúc tiến đầu tư đều gặp những mâu thuẫn lợi ích, và đạt kết quả xúc tiến đầu tư kém nhất. Thường thì những cơ chế này thiếu đi vị thế cần thiết của một đơn vị bán tự chủ để thu hút và giữ chân những cán bộ có năng lực phù hợp để hoạt động hiệu quảt

Hai là, chuyển đối từ một cơ quan xúc tiến đâu tư nhà nước mang tính thụ động sang một cơ quan chủ động và có nguồn lực phù hợp cần thiết.

Ba là, thực hiện vai trò vận động chính sách hiệu quả và có tầm ảnh hường hơn, bao gồm việc vận động các chính sách liên quan đến cụm nhóm đế hỗ trợ các ngành/lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng;

Bốn là, tăng cường chức năng đièu phổi, tầm ảnh hưởng và hiệu quả thực hiện chính sách của Cục ĐTNN bằng cách nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cơ quan này, cũng như các giải pháp khác;

Năm là, xây dựng năng lực và mạng lưới để kết nối một cách hệ thống giữa các khách hàng FDI với các nhà cung ứng địa phương tiềm năng;

Sáu là, xải thiện chất lượng điều phối giữa trung ương và địa phương, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng miền.

Ngọc Hà