Thêm nhiều dự án triệu USD đầu tư vào nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may
Dự kiến, giá trị xuất khẩu nguyên liệu ngành dệt may sẽ tiếp tục đạt kết quả “khủng” khi ngành này đang ghi nhận thêm nhiều dự án đầu tư mới từ khối ngoại.
Được biết, năm 2017 giá trị xuất khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may đã đạt con số 1,208 tỷ USD. Có được kết quả này phải kể đến sự đóng góp từ hoạt động sản xuất chỉ may từ khối doanh nghiệp FDI.
Mới đây nhất, thị trường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngành dệt may đã ghi nhận dự án đầu tư nhà máy sản xuất chỉ may thêu của nhà đầu tư đến từ Đức là Tập đoàn Amann tại Khu công nghiệp Tam Thăng, tỉnh Quảng Nam với tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 13,8 triệu USD. Dự kiến, giai đoạn I của dự án có công suất khoảng 1.000 tấn chỉ/ năm.
Theo đó, nhà máy này sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 6/2019, với 250 công nhân. Được biết, nhà đầu tư này sẽ nâng cao kỹ năng chuyên môn của công nhân trong các lĩnh vực nhuộm, hóa học dệt may, cơ khí… thông qua nhiều chương trình đào tạo hướng đến chuyển giao công nghệ nhanh nhất cho lao động Việt Nam.
Điều đáng nói hơn cả đó là các sản phẩm của nhà máy này đặt mục tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn chuẩn châu Âu vì vậy “cánh cửa” xuất khẩu sang các thị trường khu vực và thế giới đang rất rộng mở.
Trước đó, nhà đầu tư Hàn Quốc là Công ty TNHH Sản xuất sợi chỉ Rio Quảng Nam, thuộc Công ty Rio Industries Co., Ltd đã đầu tư nhà máy sản xuất chỉ trị giá 12 triệu USD tại Cụm công nghiệp Tây An cũng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Dự án có quy mô 4.440 tấn sản phẩm/năm, chuyên sản xuất sợi chỉ polyester, sợi chỉ nilon và các loại chỉ may công nghiệp khác... Được biết, phần lớn thị trường tiêu thụ các sản phẩm này sẽ là các doanh nghiệp trong ngành và còn lại là xuất khẩu.
Còn nhớ, thời điểm đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Hà Nam cũng ghi nhận một dự án đầu tư khác đến tư Nhật Bản đó là dự án Nhà máy YKK Hà Nam với tổng giá trị đầu tư lên tới 80 triệu USD. Theo đó, dự án này chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan, nguyên phụ liệu dùng cho ngành may, với quy mô sản xuất 420 triệu sản phẩm/năm. Được biết, nhà đầu tư này chọn Việt Nam là địa điểm đặt nhà máy sản xuất mới nhằm gia tăng sản lượng cung ứng ra thị trường toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
5% ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư nông nghiệp - cú hích chưa đủ tầm?
06:13, 11/08/2018
Đầu tư vào nông nghiệp: Doanh nghiệp đang mong muốn điều gì?
05:56, 10/08/2018
5% vốn ngân sách Trung ương sẽ ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp
06:15, 09/08/2018
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: M&A mở ra cơ hội thu hút vốn FDI, FII
13:43, 08/08/2018
Đằng sau con số 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử
06:58, 08/08/2018
Có lẽ, bên cạnh việc lựa chọn Việt Nam như là một ưu tiên đầu tư trong hoạt động sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, bên cạnh môi trường đầu tư kinh doanh đang không ngừng được nâng cao, tận dụng các ưu đãi thuế suất trong khuôn khổ các hiệp định FTA thì, hoạt động đầu tư vào các nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may thì phải nói rằng đây đều là những mặt hàng thuộc danh mục diện ưu tiên đầu tư theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 - 2025, bao gồm: chỉ may trong ngành dệt may; hóa chất, chất trợ, thuốc nhuộm phục vụ ngành nhuộm hoàn tất vải; phụ liệu ngành may: cúc, mex, khóa kéo, băng chun...
Như vậy, thị trường đầu tư vào sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may đã ghi nhận nhiều dự án đầu tư có tổng giá trị lên tới cả trăm triệu USD. Việc ngày càng có thêm nhiều dự án đầu tư sản xuất phụ liệu, hay chuỗi sản xuất được kỳ vọng sẽ giúp cho ngành may mặc sẽ tiến gần hơn tới việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình, giảm sự phụ thuộc từ nhập khẩu, mà đặc biệt là thị trường Trung Quốc.