Lần đầu tiên Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự Diễn đàn M&A và trao đổi về các danh mục, lĩnh vực, ngành trong nền kinh tế ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Phát biểu tại Diễn đàn M&A 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Diễn đàn M&A 2018 được tổ chức trong bối cảnh hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam được diễn ra rất sôi động. Ngay trong chiều nay, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ chứng kiến 1 thương vụ hợp tác rất lớn giữa Tập đoàn Trường Hải và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2017, Bộ Công Thương cũng thực thi thương vụ thoái vốn và đạt giá trị rất lớn tại Sabeco...
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trên thế giới, M&A là hoạt động bình thường và diễn ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào; nhưng với nền kinh tế Việt Nam, là hoạt động vô cùng quan trọng hiện nay, mở ra cơ hội thu hút vốn FDI, FII, tạo điều kiện cho hoạt động doanh nghiệp và góp phần vào quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế, của doanh nghiệp Việt Nam.
"Cùng với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chúng tôi (Chính phủ) một mặt phải giải quyết những vấn đề còn tích tụ yếu kém của doanh nghiệp, một mặt tạo ra động lực cho quá trình tăng trưởng. M&A là một trong những phương thức mang đến hiệu quả thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ đó". Phó Thủ tướng cho biết.
Theo Phó Thủ tướng, hiện Việt Nam đã có 5 lĩnh vực ưu tiên trọng tâm trong nền kinh tế. Bám sát các lĩnh vực đó, nổi trội sẽ có những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bằng các phương thức, trong đó có M&A.
Phó Thủ tướng cho biết, một trong những lĩnh vực chủ trương tiếp tục tái cơ cấu của Chính phủ là hệ thống ngân hàng thương mại. Trong đó, khuyến khích các ngân hàng nhỏ sáp nhập thành các ngân hàng lớn hơn. Thực tế trong những năm qua chúng ta đã sắp xếp lại và cho ra những ngân hàng quy mô lớn có quản trị tốt hơn. Chính phủ tiếp tục khuyến khích xu hướng này. Chúng ta được biết HDBank đang quan tâm PG Bank. Cùng với đó Chính phủ cũng yêu cầu tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ thực thi đối với các ngân hàng 0 đồng. Sắp tới Chính phủ sẽ cho phép một nhà đầu tư nước ngoài mua ngân hàng tỷ lệ 100% vốn. Agribank sẽ được thực thi IPO. BIDV, Vietcombank sẽ được thoái bớt vốn.
Ngoài ra, Chính phủ chủ trương tái cơ cấu các công ty tài chính phi tín dụng. Hiện có khoảng 38 tổ chức. Tái cơ cấu sẽ bao gồm cả phương án bán hoặc chuyển nhượng một phần vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các quỹ bảo lãnh tín dụng nhân dân cũng bao gồm trong nhóm đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm
20:08, 27/07/2018
11:12, 25/07/2018
15:47, 24/07/2018
12:03, 11/05/2018
06:11, 28/05/2018
09:54, 31/05/2018
04:20, 02/06/2018
06:18, 01/05/2018
04:06, 18/04/2018
05:01, 16/04/2018
05:02, 09/04/2018
Ở lĩnh vực chứng khoán, các Công ty chứng khoán cũng đang được khuyến khích M&A nhằm tăng cường năng lực và quy mô đáp ứng nhu cầu của thị trường và giao dịch chứng khoán phái sinh.
Với Doanh nghiệp Nhà nước, chủ trương chung của Chính phủ là ưu tiên trọng tâm tái cơ cấu các Tập đoàn Tổng Công ty Nhà nước, rút gọn danh sách tập trung vào những lĩnh vực chủ chốt có liên quan đảm bảo an ninh quốc phòng xã hội và các lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân không muốn làm. Các doanh nghiệp Nhà nước cũng sẽ tiếp tục được thoái vốn, cổ phần hóa. Số lượng DN cổ phần hóa đã giảm bớt nhưng dư địa vẫn còn lớn khi tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại DN cần thoái vốn còn lớn.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp, sự nghiệp công, trừ trường học và bệnh viện cũng là những lĩnh vực mà theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đang cần và rất được nhà đầu tư quan tâm.
Vậy Chính phủ tới đây làm gì để tạo điều kiện cho M&A DN?
"Trong điều kiện độ mở nền kinh tế rất lớn (193%/ tổng GDP quốc gia), bất cứ thay đổi nào từ bên ngoài cũng có thể tác động. Do đó Chính phủ quyết tâm củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thấp, điều hành tỷ giá linh hoạt, giữ lãi suất thấp; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường cải cách thể chế với các Luật và Bộ Luật, các Nghị định tạo nền tảng pháp lý cho tái cơ cấu ngân hàng nói riêng và mua bán sáp nhập trong lĩnh vực này; Chính phủ cũng hoàn thiện các Nghị định liên quan đến pháp luật cổ phần hóa, lập siêu ủy ban quản lý vốn Nhà nước để quản lý vốn và tài sản Nhà nước tập trung, đẩy mạnh hiệu quả. Cùng với đó tập trung cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển các thị trường; kiên quyết cắt giảm các thủ tục, rào cản điều kiện kinh doanh với chỉ tiêu cắt giảm 50%; các thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng cắt giảm 50%...Trên cơ sở đó tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp và các hoạt động đầu tư, M&A", Phó Thủ tướng cho biết.
Theo ông Vũ Mạnh Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, M&A trở thành kênh dẫn dắt vốn từ khu vực kém phát triển sang khu vực phát triển tốt hơn trong những năm qua. Tổng giá trị M&A tại thị trường Việt Nam trong 10 năm đã đạt mức ấn tượng với 48,8 tỷ USD và đạt mức kỷ lục 10,2 tỷ USD trong năm 2017. Cùng với quá trình cải cách thể chế diễn ra mạnh mẽ, trong bối cảnh nhiều Luật được hoàn thiện, đã xác lập khung pháp lý hoàn chỉnh góp phần tạo lập môi trường kinh doanh, giao dịch của thị trường đang tạo bước ngoặt mới cho hoạt động M&A.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm TGĐ KPMG Việt Nam cho biết theo ghi nhận của KPMG, M&A của thị trường VN đã tăng trưởng rất mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 17%/năm. Đặc biệt 2017, thị trường chứng kiến thương vụ rất tốt với nhà đầu tư vào Sabeco. Đây là thương vụ cho thấy điểm đột phá của M&A Việt Nam và các quốc gia tham gia đầu tư vào VN mạnh mẽ từ Nhật, Singapore, Mỹ...cũng như nhiều nước khác. Xu hướng đầu tư M&A của các nhà đầu tư quốc tế tại VN vẫn đang không ngừng gia tăng. Theo Chủ tịch KPMG, trong nhiều năm tới, nền kinh tế VN vẫn tiếp tục có lực hút M&A trong rất nhiều lĩnh vực.