TP. HCM: Kêu gọi đầu tư 17 dự án chống ngập và xử lý nước thải
UBND TP. HCM kêu gọi 17 dự án chống ngập nước và xử lý nước thải bằng hình thức đối tác công tư để cải thiện tình trạng ngập nước trong thành phố.
Theo đó TP. HCM mời gọi các nhà đầu tư tại 17 dự án chống ngập nước khu vực trung tâm TPHCM và một phần của 5 lưu vực ngoại vi rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân. Các dự án nhằm trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước, cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường thành phố.
17 dự án chống ngập nước và xử lý nước thải được TP kêu gọi đầu tư bằng hình thức đối tác công tư, bao gồm: xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải và cải tạo, nạo vét các tuyến kênh rạch đảm bảo phù hợp quy hoạch thoát nước trong tương lai, đồng bộ giải quyết đối với các kênh chính nhất là trong khu vực trung tâm TP.
Có thể bạn quan tâm
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM: Không thể nói ngập nước là… tụ nước
19:16, 28/05/2018
Ô nhiễm, ngập nước: Khi khái niệm bị đánh tráo!
11:00, 10/07/2018
Giải pháp nào xử lý triệt để tình trạng ngập nước tại TP HCM?
17:00, 17/05/2018
Đà Nẵng: Hầm chui trăm tỷ phục vụ APEC tái diễn ngập nước
13:15, 30/04/2018
Cũng theo UBND TP. HCM, quan điểm của TP đối với các dự án đầu tư là phải minh bạch, công khai. TP mong muốn về dự án chống ngập rất nhiều nhưng nguồn lực có giới hạn, quy hoạch còn chậm thay đổi.
Chính vì vậy, TP. HCM lắng nghe doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết đóng góp cho TP trong việc giải quyết ngập. UBND TP. HCM cũng kêu gọi các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra giải pháp, đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong quá trình thực hiện, TP. HCM cam kết công khai, minh bạch.
Hiện nay nhu cầu đầu tư phát triển TP. HCM trong giai đoạn 2016 – 2020 là 1,8 triệu tỷ đồng, trong đó dành riêng phát triển cơ sở hạ tầng là 0,81 triệu tỷ đồng. Đối với chương trình giảm ngập nước, nhu cầu đầu tư là 96.327 tỷ đồng, trong đó đã triển khai trong giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn 22.948 tỷ đồng, còn lại khoảng 73.359 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngân sách TP chỉ đảm bảo cân đối khoảng 16.338 tỷ đồng. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu 588 tỷ đồng, còn lại là kêu gọi nguồn xã hội hóa (PPP) khoảng 20.283 tỷ đồng, vận động nguồn ODA (kết hợp PPP) 36.132 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, việc tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế TPHCM.