Doanh nghiệp SME Singapore tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Bên cạnh các “ông lớn”, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Singapore đã và đang tìm kiểm cơ hội đầu tư tư mới, cũng như mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Đây là một trong những kết quả nghiên cứu được công bố mới đây từ Ngân hàng HSBC. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Singapore đang tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động đầu tư ra ngoài phạm vi thị trường trong nước. Đồng thời, tận dụng được lợi ích từ các hoạt động giao thương trong khu vực, điều mà trước đây chỉ được xem là thế mạnh của các doanh nghiệp lớn. Và Việt Nam sẽ là một trong những thị trường chính của dòng vốn đầu tư từ Singapore.
Lý giải sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, theo các nhà đầu tư Singapore cho rằng đó chính là do nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và môi trường đầu tư kinh doanh đã có những cải thiện tích cực.
Cụ thể, báo cáo của HSBC đã chỉ ra, 81% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam đánh giá cao nhu cầu khách hàng tiềm năng, 75% nhấn mạnh tổng thể môi trường đầu tư và 63% đề cao chi phí hoạt động kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
"Cú hích" từ hạ tầng hàng không để thúc đẩy du lịch phát triển
06:09, 13/08/2018
Thêm nhiều dự án triệu USD đầu tư vào nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may
06:00, 12/08/2018
5% ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư nông nghiệp - cú hích chưa đủ tầm?
06:13, 11/08/2018
Đầu tư vào nông nghiệp: Doanh nghiệp đang mong muốn điều gì?
05:56, 10/08/2018
Phân tích cụ thể hơn về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, ông Douglas Foo - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất Singapore, cho biết: “Việt Nam đang dần trở thành điểm đến cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại châu Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Singapore, nhất là đối với các ngành như điện tử dân dụng, may mặc, sản xuất lương thực, cung ứng các dịch vụ phụ trợ như tự động hóa và logistics”.
Ngoài ra, thị trường tiêu dùng Việt Nam cũng đang ghi nhận sư chuyển mình mang tính tích cực theo xu hướng của thời đại. Mà trong đó thương mại điện tử và kênh tiêu dùng hiện đại là những yếu tố đặc biệt hấp dẫn.
Theo ước tính của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (VETICA), doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt 5 tỉ USD năm 2016 và được dự phóng tăng trưởng đạt 10 tỉ USD vào năm 2020. Các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) phân phối qua kênh hiện đại chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục. Báo cáo Market Pulse quý I/2018 của Nielsen chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng của thị trường FMCG qua kênh hiện đại đạt 10,7% so với cùng kỳ năm 2017 – đỉnh cao nhất của mức tiêu thụ hàng tiêu dùng.
Những yếu tố hấp dẫn từ môi trường đầu tư khiến Singapore vẫn duy trì được vị trí là nhà đầu tư lớn thứ 3/126 Quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 7, luỹ kế dòng vốn đầu tư từ Singapore ghi nhận 2.091 dự án đầu tư với hơn 45 tỷ USD vốn đăng ký.
Theo đó, những lĩnh vực mà nhà đầu tư Singapore chủ yếu tập trung vào là các lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo, bất động sản, giáo dục, giải trí...
Trong đó, điển hình thành công cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Singapore tại thị trường Việt Nam phải kể đến liên doanh hợp tác Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Tính đến thời điểm hiện tại, VSIP đã thu hút hơn 9 tỉ USD đầu tư của 630 doanh nghiệp đến từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 37 tỉ USD.
Được biết, quy mô đầu tư trung bình của nhà đầu tư Singapore ở Việt Nam khoảng 23,6 triệu USD mỗi dự án, lớn hơn nhiều so với mức trung bình của các dự án nước ngoài tại Việt Nam hiện nay là khoảng 14 triệu USD/dự án.
Được biết, ngoài Việt Nam, Trung Quốc và Hồng Kông cũng là những điểm đến đầu tư hàng đầu của dòng tiền của các nhà đầu tư Singapore. Cụ thể, theo báo cáo của cơ quan thống kế Singapore, dòng vốn Singapore đầu tư quốc tế (OFDI) năm 2016 đạt hơn 123USD Singapore vào Trung Quốc và 53 USD Singapore vào Hong Kong.