Nhiều "ông lớn" mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam

Ngọc Hà 22/08/2018 03:46

Nhiều nhà đầu tư chọn cách mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp, sản xuất tại thị trường Việt Nam, thay vì nhập khẩu nguyên chiếc khi thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN đã về mức 0%.

Mới đây nhất phải kể đến kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp xe ôto của nhà đầu tư đến từ Malaysia là công ty TNHH TCIE Việt Nam (TCIEV) với tổng vốn dự kiến có thể lên tới 20 triệu USD vào năm tới tại Đà Nẵng. Được biết, dự án mở rộng đầu tư này sẽ chuyên để lắp ráp thêm các mẫu ô tô khác dưới thương hiệu Nissan.

Nhiều nhà đầu tư chọn cách mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp thay vì nhập khẩu nguyên chiếc mặc dù thuế nhập khẩu đã về 0%.

Nhiều nhà đầu tư chọn cách mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp thay vì nhập khẩu nguyên chiếc mặc dù thuế nhập khẩu đã về 0%. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Chia sẻ về lý do mở rộng đầu tư thay vì nhập khẩu nguyên chiếc ông Lawrence Lee Jiunn Shyan, Tổng giám đốc của TCIEV đã cho biết:  “Hiện nay, dự án nhà máy lắp ráp 2 mẫu ô tô của doanh nghiệp tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD đã chạy hết công suất thiết kế. Ngoài ra, mặc dù cho rằng chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn so với Thái Lan hay Indonesia… tuy nhiên, khi quy mô thị trường lớn, sức cạnh tranh cũng sẽ tốt hơn.

Đáng chú ý, các chi phí khác như phí nhân công, điện, nước tại Việt Nam được đánh là khá cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.

Được biết, để nhà máy này có thể đi vào hoạt động đúng tiến độ, doanh nghiệp này cũng đã xây dựng đường thử mới theo quy định của Nghị định 116/2017.

Trước đó vào thời điểm giữa năm 2017, nhà đầu tư Nhật Bản là Tập đoàn Mitsubishi Motor cũng không giấu diếm mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam cũng như phát triển các sản phẩm ô tô bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Theo tập đoàn này, việc rộng đầu tư tại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu khi Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 trong khu vực mà Mitsubishi muốn đẩy mạnh đầu tư. Ngoài ra, ASEAN cũng là thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng mà Mitsubishi Motor đã có được vị thế “vững chãi”.

Ngoài ra, doanh nghiệp đến từ Pháp là Groupe PSA được biết đến với 2 thương hiệu Peugeot và Citroen cũng đã lên kế hoạch đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sản phẩm ra toàn thị trường khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, cũng phải kể đến những cái tên khác như Nga Sollers hay BMW cũng có những kế hoạch tương tự.

Có thể bạn quan tâm

  • “Làn sóng” đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam

    “Làn sóng” đầu tư năng lượng tái tạo tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam

    06:20, 20/08/2018

  • Ngành giấy vẫn còn nhiều

    Ngành giấy vẫn còn nhiều "gian nan"

    04:15, 21/08/2018

  • Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư

    Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư

    15:51, 19/08/2018

  • Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    05:21, 17/08/2018

Những động lực khiến hàng loạt những tên tuổi lớn đều có kế hoạch triển khai hoạt động mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam nêu trên có lẽ phải kể đến quy mô thị trường, hay tỷ lệ người sở hữu ô tô còn rất thấp, thì việc đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước với xe ô tô nếu được thông qua sẽ xem như là cách ưu đãi, hỗ trợ rất lớn đối với xe lắp ráp trong nước hiện nay.

Các nhà làm luật hy vọng cách tính thuế mới này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

Đây sẽ là cách tính thuế “chưa hề thấy” trong lịch sử của ngành công nghiệp ô tô trong nước. Theo các chuyên gia, khi được áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt có lợi, các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ chuyển sang dùng, hoặc kích thích sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

Ngọc Hà