Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư

Ngọc Hà 19/08/2018 15:51

Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng về điều kiện, tiêu chí và thủ tục đề nhà đầu tư được hưởng ưu đãi là điều đặc biệt cần chú ý khi xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư.

Đó chính là một trong những nội dung góp ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới Uỷ ban kinh tế của Quốc hội về chính sách và thực trạng ưu đãi đầu tư tại Việt Nam, mới đây.

Những góp ý của VCCI đặc biệt có ý nghĩa khi chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa, Việt Nam sẽ thực hiện tổng kết 30 năm thu hút FDI vào Việt Nam.

Ưu đãi đầu tư đột ngột cắt

Những kiến nghị của VCCI có lẽ bắt đầu từ những kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc về việc ưu đãi đầu tư bị “cắt đột ngột”, trong khi nhà đầu tư vẫn đang trong thời gian được hưởng ưu đãi đầu tư. Câu chuyện này đã được chính ông Kim Heung Soo – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018 được tổ chức mới đây.

Liên doanh

Tập đoàn thép Posco đã thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 1994 và đến tháng 1/2019 mới cần gia hạn thời gian liên doanh, tuy nhiên liên doanh này đã phải kết thúc trước hạn. (Sản thẩm thép liên doanh của Posco).

Theo đó, Tập đoàn thép Posco đã thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam vào năm 1994. Hiện nay liên doanh này đang gặt hái được nhiều “trái ngọt”, trong đó phải kể đến những thành công trong chuyển gia công nghệ. Được biết, tháng 1 năm 2019, tập đoàn mới cần gia hạn thời hạn của liên doanh, tuy nhiên tháng 6 năm 2017, mặc dù chưa hết thời hạn liên doanh, Chính phủ Việt Nam đã cấp mới quyền sử dụng đất cho một doanh nghiệp Việt Nam ở Hải Phòng (cũng thuộc liên doanh), khiến cho liên doanh của Posco phải kết thúc trước hạn.

Ngoài ra, một trong số những kiến nghị lần này của VCCI cũng chỉ ra, thời gian qua, có tình trạng một số chính sách ưu đãi được ban hành, nhưng không có quy định hoặc quy định không minh bạch về điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn vướng mắc trong việc xin xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi.

Đó có lẽ cũng chính là câu chuyện của nhà đầu tư Hàn Quốc đó là Vina Pioneer tại Hưng Yên. Được biết, doanh nghiệp này mặc dù vẫn còn thời hạn ưu đãi được bảo đảm theo Luật Đầu tư, tuy nhiên doanh nghiệp bất ngờ nhận được thông báo về việc bị chấm dứt ưu đãi một cách đơn phương. Điều đáng nói là, mặc dù doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận là nằm trong khu vực được hưởng ưu đãi về pháp luật nhưng vẫn nhận được thông báo từ Tổng cục Thuế cho rằng doanh nghiệp không thuộc đối tượng được ưu đãi.

Từ những câu chuyện cụ thể này, Chủ tịch Hiệp hội Hàn Quốc cho rằng: “Những trường hợp này không phải là vấn đề của riêng một doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đều xem đây là vấn đề rất nghiêm trọng, làm thu hẹp hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam và ảnh hưởng đến ý định hợp tác với doanh nghiệp địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    Doanh nghiệp ngành giấy khó giữ thị phần vì thiếu vốn

    05:21, 17/08/2018

  • Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

    Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

    05:20, 15/08/2018

  • "Cú hích" từ hạ tầng hàng không để thúc đẩy du lịch phát triển

    06:09, 13/08/2018

  • Doanh nghiệp SME Singapore tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư tại Việt Nam

    Doanh nghiệp SME Singapore tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư tại Việt Nam

    07:10, 14/08/2018

  • Thêm nhiều dự án triệu USD đầu tư vào nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may

    Thêm nhiều dự án triệu USD đầu tư vào nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành may

    06:00, 12/08/2018

Đánh giá 2 mặt chính sách ưu đãi đầu tư

 Chính vì vậy, theo VCCI khi xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư thì cần phải đánh giá cả tác động tích cực và tiêu cực, chú trọng sử dụng phương pháp định lượng.

Trong thời gian qua, có tình trạng các cơ quan đề xuất chính sách ưu đãi chỉ tập trung vào việc trình bày những tác động tích cực của chính sách như giúp phát triển kinh tế địa phương, hoặc tăng vốn đầu tư vào một ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực về ngân sách, về giảm đầu tư ở nơi khác hoặc tác động tiêu cực về môi trường, cạnh tranh thì thường không được đề cập trong quá trình xây dựng chính sách. Do đó, cần tiến tới đặt ra nguyên tắc rằng nếu đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư nào mà không thể hiện đầy đủ và rõ nét các tác động tiêu cực thì phải được hạn chế trong quá trình thẩm định, thẩm tra và thông qua.

Ngoài ra, liên quan đến góp ý về tính minh bạch về điều kiện và thủ tục hưởng ưu đãi, VCCI cho rằng, mặc dù một số chính sách ưu đãi được ban hành, tuy nhiên không có quy định hoặc quy định không minh bạch về điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn vướng mắc trong việc xin xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi. Thậm chí, có trường hợp chính sách trao quyền tuỳ nghi quá lớn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, tạo cơ hội cho tham nhũng tiêu cực, doanh nghiệp phải chung chi để được xác nhận đủ điều kiện được ưu đãi. Kết quả là chính sách ưu đãi không phát huy được tác dụng, làm nản lòng những doanh nghiệp muốn đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích. Do đó, các chính sách ưu đãi cần hết sức chú ý đến việc bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về điều kiện, tiêu chí, thủ tục để được hưởng ưu đãi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đừng để nhà đầu tư “sợ” chính sách ưu đãi đầu tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO