Việt Nam sẽ là đích đến đầu tư của nhiều dòng vốn thực hiện chính sách hướng Nam
Trong khuôn khổ chính sách hướng Nam, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên và thích hợp để làm trung tâm sản xuất và tận dụng thị trường để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như ra thế giới.
Thời gian qua, các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư đã tập trung đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Trong những giai đoạn đầu phát triển, chi phí kinh doanh của Trung Quốc rất thấp. Tuy nhiên, hiện nay chi phí kinh doanh của Trung Quốc đang có xu hướng tăng và tăng với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, những xung đột thương mại gần đây cũng dấy lên những lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại bởi thị phần hàng hoá của Trung Quốc trên thị trường thế giới là khá lớn. Vì vậy nếu chiến tranh thương mại có nguy cơ xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả nền kinh tế toàn cầu cũng như lợi ích của những tập đoàn, nhà đầu tư này.
Vì vậy, xu hướng lựa chọn hay chuyển dịch địa bàn kinh doanh từ Trung Quốc sang các địa điểm kinh doanh khác có chi phí thấp hơn và phân tán rủi ro, mà một số quốc gia, nền kinh tế đã thực hiện đó là chính sách hướng Nam. Và chiến lược này đang là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia. Điều này được thể hiện ở việc một số quốc gia đã triển khai chính sách hướng Nam, trong đó có thể kể đến Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)...
Có 2 nguyên tắc trong việc chọn địa bàn kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư. Thứ nhất là trên cơ sở môi trường kinh doanh thuận lợi và chi phí thấp. Thứ hai là, phân tán rủi ro, không bỏ chứng vào một giỏ.
Có thể bạn quan tâm
VBS 2018: Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với nhiều xu hướng mới
17:18, 30/08/2018
Sẽ có 1.200 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2018
16:13, 30/08/2018
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018
08:51, 26/08/2018
Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017
10:31, 08/11/2017
Trong khuôn khổ chính sách hướng Nam này, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên và thích hợp - nơi các dòng vốn nước ngoài lựa chọn là đích đến để làm trung tâm sản xuất và tận dụng thị trường để xuất khẩu sang Trung Quốc cũng như ra thế giới.
Những lợi thế của Việt Nam có thể kể đến đó là ổn định chính trị - xã hội, quy mô thị trường lớn, dân số khoảng 100 triệu dân, có nhiều hiệp định FTA, nguồn nhân lực trẻ và chi phí thấp hơn.
Bên cạnh đó, nếu Việt Nam cải thiện được kết cấu hạ tầng tốt hơn sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tốt hơn để trở thành trung tâm kết nối của thế giới. Điều này cũng giúp Việt Nam giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với những triển vọng như vậy, Việt Nam hoàn toàn là điểm dừng chân quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia.
Năm ngoái, khi Tổ chưc Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Jetro) thực hiện khảo sát lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn thế giới, kết quả cho thấy, 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt tại Việt Nam sẽ có kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh trong 2 năm tới. Trong khi đó, tỷ lệ này tại các nước khác thấp hơn. Cụ thể, tại các nước trong khu vực ASEAN là khoảng 60% và tại Trung Quốc là khoảng 40%. Như vậy, con số 70% là con số cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc hay Mỹ, châu Âu cũng cho kết quả tương tự.