Đâu là “liều thuốc” tăng trưởng của ngành cơ khí?
Hòn đá tảng của ngành cơ khí hiện nay đó chính là đầu tư dàn trải, chưa hình thành được một số ngành cơ khí mũi nhọn, thiếu thị trường... chính là những yếu tố đang kéo chậm sự phát triển của ngành.
Nhìn một cách tổng quan “bức tranh” ngành cơ khí có thế thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp gia tăng, doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu... tuy nhiên, do đầu tư dàn trải nên ngành vẫn “dặt dẹo”.
Đầu tư dàn trải khó tạo sức bật
Cụ thể, nếu như năm 2010, số doanh nghiệp cơ khí là 10.000 doanh nghiệp, năm 2016 đã có 21.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cơ khí cũng đạt trên 16 tỷ USD. Có được kết quả này phải kể đến việc, doanh nghiệp đã làm chủ được một số công nghệ, tỷ lệ tự động hoá ngày một nâng cao. Điều đáng nói, một số doanh nghiệp nội đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu của một số tập đoàn đa quốc gia.
Tuy nhiên, chỉ ra hòn đá tảng đang “kéo chậm” sự phát triển của ngành, ông Nguyễn Văn Thụ, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho biết: “Điểm yếu của ngành cơ khí đó là “làm tất ăn cả”, đầu tư dàn trải. Vì vậy, việc đầu tư bị dàn trải, sản phẩm rất khó có khả năng cạnh tranh, trình độ kỹ thuật ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức trung bình”.
Ngoài ra, các sản phẩm cơ khí chủ yếu là hàng gia công, có giá trị kinh tế thấp và chưa hình thành được một số ngành “mũi nhọn” trong chế tạo cơ khí.
Cụ thể, theo chia sẻ của ông Lê Văn Khương - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cơ khí xây dựng (Coma) đã từng chia sẻ: “Việc chưa phát triển được một số ngành mũi nhọn trong chế tạo cơ khí dẫn đến tình trạng thiếu định hướng, thiếu tập trung trong phát triển ngành. Chưa kể, các doanh nghiệp cơ khí chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện tài chính khó khăn nên chưa có khả năng tích lũy nhiều về tài chính cũng như công nghệ”.
Ngoài ra, cũng theo ông Thụ, mối liên kết và khả năng tập hợp giữa các doanh nghiệp nội còn rất hạn chế. Các Tổng công ty cơ khí Nhà nước rất khó sáp nhập để hình thành các Tập đoàn công nghiệp cơ khí nhằm hợp tác chuyên sâu, mang lại hiệu quả đầu tư.
Khó khăn về thị trường, đầu tư dàn trải và mối liên kết của doanh nghiệp nội... chính là những “nút thắt” chính khiến cho ngành cơ khí không chỉ đang ngày càng tụt hậu mà còn “yếu” khả năng cạnh tranh ngay trên cả sân nhà, chưa nói đến xuất khẩu. Trong thời gian tới, đâu sẽ là liều thuốc tăng trưởng của ngành?
Có thể bạn quan tâm
Gỡ nút thắt thiếu nguyên liệu ngành may nên bắt đầu từ đâu?
06:01, 05/09/2018
Nan giải bài toán quản lý vốn ODA
11:00, 04/09/2018
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ đang bị lãng phí?
04:15, 02/09/2018
Nhiều trung gian “đội” giá thuốc
11:15, 31/08/2018
Việt Nam sẽ là đích đến đầu tư của nhiều dòng vốn thực hiện chính sách hướng Nam
06:03, 31/08/2018
Sức bật từ đâu?
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, để ngành cơ khí phát triển, đáp ứng được nhu cầu cơ khí của cả nước, và đặc biệt phải bắt nhịp với cuộc cách mạng lần thứ 4, còn nhớ, hồi đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Chiến lược này được xem như liều thuốc tăng trưởng cho ngành cơ khí với những chính sách phát triển rõ ràng.
Theo đó, ở góc độ Hiệp hội, ông Nguyễn Văn Thụ cũng đề xuất: “Cần có một hệ thống chính sách đồng bộ từ nguồn vốn cho doanh nghiệp, quy hoạch ngành và lựa chọn các sản phẩm có sức cạnh tranh để định hướng phát triển. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng không nên đầu tư dàn trải và phải theo quy hoạch phát triển chung của Việt Nam”.
Ngoài ra, được biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng Nghị định trình Chính phủ về phát triển công nghiệp cơ khí, đồng thời điều chỉnh danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm và đơn giản hoá thủ tục xác nhận cho phù hợp với tình hình thực tế.