Mới đây, thị trường đầu tư ghi nhận làn sóng đầu tư vào chuỗi cung ứng ngành dệt may. Tuy nhiên, những con sóng này đã giải quyết được bài toán nguyên liệu cho toàn ngành?
Ngoài ra, 25 triệu USD chính là giá trị của của dự nhà máy sản xuất, gia công hàng may mặc tại Khu công nghiệp VSIP II-A của nhà đầu tư đến từ Bermuda là Công ty TNHH Apparel Far Eastern.
Trước đó, nhà đầu tư đến từ Đài Loan là Tập đoàn Far Eastern cũng đã chi hàng trăm triệu USD cho dự án vải, hóa sợi trong Khu công nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. Đồng thời nhà đầu tư này cũng tiếp tục ký hợp đồng thuê thêm đất với một diện tích lớn để mở rộng đầu tư.
Sôi động không kém tại thị trường miền Bắc, nhà đầu tư đến từ Singapore là Công ty TNHH Herberton cũng triển khai thực hiện dự án đầu tư nhà máy dệt và may trang phục Ramatex tại tỉnh Nam Định, với tổng giá trị đầu tư khoảng 80 triệu USD. Dự kiến, nhà máy này sẽ hoạt động vào năm 2019 với công suất 25.000 tấn vải các loại, 15 triệu sản phẩm trang phục/năm, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động.
Như vậy, nhìn chung những làn sóng đầu tư lần này mặc dù không phải là những thương vụ “tỷ” USD, tuy nhiên, đây lại là những thương vụ đầu tư trực tiếp, mua bán, góp vốn vào công đoạn sản xuất nguyên liệu thay vì, chỉ đơn thuần gia công trong công đoạn may của chuỗi cung ứng. Những chỉ báo này dự báo sẽ có nhiều hơn những làn sóng đầu tư mà đích đến là Việt Nam trong thời gian tới.
Cùng với đó, dự báo về “nguồn gốc” của những làn sóng đầu tư này trong thời gian cũng có sự thay đổi. Theo một số chuyên gia kinh nghiệm lâu năm của ngành nếu trước đây, chuỗi cung ứng dệt may đã quen thuộc với các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc thì trong thời gian tới, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ dẫn đầu trong hoạt động này. Dự báo này có tính khả thi cao, khi Hàn Quốc và Việt Nam là đối tác chiến lược và mới đây, Hàn Quốc có triển khai chính sách hướng Nam. Trong đó, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên của chính sách này.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 04/09/2018
04:15, 02/09/2018
11:15, 31/08/2018
06:03, 31/08/2018
Như vậy, bức tranh ngành dệt may trong thời gian tới có nhiều gam màu sáng cùng với đó là những cam kết cải cách mạnh mẽ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tận dụng tối đa khi các điều kiện ngặt nghèo về thuế đã về mức ưu đãi…. Triển vọng của ngành là rộng mở.
Tuy nhiên, điều đáng nói, phần lớn hoạt động đầu tư trong ngành hiện nay mới chỉ tạp trung vào khâu sợi, may và phụ liệu… những công đoạn khác của chuỗi như dệt, nhuộm hoàn tất thì vẫn “hẩm hiu”. Mà đây mới chính là nút thắt cổ chai của ngành.
Còn nhớ, cách đây không lâu rất nhiều địa phương đã “khước từ” các dự án đầu tư vào khâu này của ngành. Bởi những lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến môi trường. Trong đó có thể nhắc tới vụ đầu tư của TAL tại khu công nghiệp Bá Thiện II, Vĩnh Phúc. Tiềm ẩn nguy cơ về môi trường là có thể, tuy nhiên, theo những chuyên gia trong ngành, việc cẩn trọng trước mỗi dự án đầu tư là điều cần thiết, tuy nhiên không phải dự án nào cũng gây ra ô nhiễm. Không thể phủ đầu, hay đánh đồng tất cả.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho biết: “Hiện nay, các dự án dệt nhuộm tại khu công nghiệp phía Nam, cụ thể là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đều rất thành công. Mặc dù đã hoạt động nhiều năm, tuy nhiên chưa ghi nhận bất cứ tình trạng ô nhiễm nào. Điều này cho thấy, các dự án đầu tư hiện tại hoặc tương lại hoàn toàn có thể sản xuất tốt và đảm bảo yếu tố về môi trường”.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, theo ông Nguyễn Sơn để hoạt động đầu tư giải quyết được bài toán nguyên liệu, thì phải có những khảo sát, tìm kiếm, đánh giá và quy hoạch một số địa điểm mới với các tiêu chí về hệ thống xử lý nước thải, gắn biển để có thể đặt các dự án đầu tư về dệt nhuộm vào một mối.