Đường sắt đô thị ì ạch... tìm vốn

Phan Nam 09/09/2018 00:14

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính Phủ về việc tình trạng các dự án đường sắt đô thị vốn đầu tư bị đội lên quá cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thực hiện dự án.

Điển hình như Dự án Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng, sau khi thẩm định đang đề nghị điều chỉnh xuống 33.568 tỷ đồng. Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng

Dự án Xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng.

Lý giải về thực trạng này, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã đưa 4 nguyên nhân chính. Thứ nhất là kéo dài thời gian bàn giao mặt bằng dẫn tới phát sinh thêm chi phí. Việc giải phóng, bàn giao mặt bằng thi công chậm dẫn tới trượt giá nguyên vật liệu cũng như giá nhân công, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Thứ hai là do biến động giá của nguyên, nhiên vật liệu và tăng lương tối thiểu. Thông thường, thời gian thực hiện công tác thiết kế dự án và phê duyệt thiết kế, đấu thầu thi công mất trung bình 2 năm kể từ khi ký Hiệp định vay. Thứ ba là tăng khối lượng xây dựng. Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá hiện nay, Việt Nam chưa có các quy chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư của dự án chủ yếu dựa trên suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang xây dựng tại châu Á nên không đạt được độ chính xác tin cậy dẫn tới phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Thứ tư là năng lực của tư vấn kém. Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng nhiều tư vấn đưa ra các giải pháp thiết kế, tính toán chưa chính xác chi phí đầu tư các hạng mục, dẫn tới tổng mức đầu tư tăng.

Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiến nghị, Bộ KH&ĐT báo cáo Thủ tướng và Quốc hội bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 – 2020; báo cáo Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh danh mục tài trợ dự án; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng gia hạn các Hiệp định vay cho dự án…

Có thể bạn quan tâm

  • Đường sắt đô thị số 2: Càng để lâu, càng khó trăm bề

    Đường sắt đô thị số 2: Càng để lâu, càng khó trăm bề

    11:05, 21/08/2018

  • Cần nhiều cơ chế huy động vốn cho đường sắt đô thị

    Cần nhiều cơ chế huy động vốn cho đường sắt đô thị

    09:33, 20/06/2018

  • Đường sắt Đô thị: Cần tạo ra nhiều cơ chế huy động vốn

    Đường sắt Đô thị: Cần tạo ra nhiều cơ chế huy động vốn

    11:10, 22/05/2018

  • Hà Nội đề nghị cơ chế đặc thù xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị

    Hà Nội đề nghị cơ chế đặc thù xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị

    13:12, 09/04/2018

Các dự án đường sắt đô thị phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ODA. Trong khi đó, theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020, tổng mức đầu tư vốn từ nguồn ngân sách tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó vốn vay nước ngoài ODA không được quá 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số vốn vay ODA tính đến cuối năm 2017 đã lên tới con số 600.000 tỷ đồng, vượt gấp đôi mức trần Quốc hội cho phép.

Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, năm 2019 dự kiến nguồn vốn sẽ tăng lên mức hơn 3,9 triệu tỷ đồng và gần 4,3 triệu tỷ đồng vào năm 2020. Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ chỉ cung ứng vốn ODA cho chương trình, dự án phát huy hiệu quả tối đa, tác động lan tỏa mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Như vậy có thể hình dung việc bố trí nguồn vốn cho các dự án đường sắt đô thị đội vốn trên sẽ gặp rất nhiều khăn.

Phan Nam