Trung Nam khánh thành giai đoạn 1 Tổ hợp năng lượng tái tạo 10.000 tỷ đồng
Cty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam vừa tổ chức Lễ khánh thành Gđ 1 tổ hợp năng lượng tái tạo gồm trang trại điện gió (tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng) và điện mặt trời (tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng).
Đây là tổ hợp NLTT đầu tiên của Việt Nam được hòa lưới điện trong năm 2019 và là cột mốc đánh dấu bước tiếp mới cho chủ trương phát triển NLTT tại Ninh Thuận.
Tổ hợp NLTT Trung Nam gồm trang trại điện gió (tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng) và điện mặt trời (tổng vốn đầu tư 6.000 tỷ đồng) được đấu nối trực tiếp hệ thống điện quốc gia qua Trạm biến áp 220KV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của Tổ hợp NLTT của Trung Nam Group đạt khoảng 950 triệu kWh- 1 tỷ kWh điện mỗi năm. Đây là tổ hợp NLTT đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam tính đến tháng 5/2019.
Có thể bạn quan tâm
Ninh Thuận "gọi" đầu tư cho dự án điện gió 1.100 tỷ đồng
00:29, 12/03/2019
Chuyển đổi mặt bằng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
15:19, 31/10/2018
Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo
23:20, 05/10/2018
Theo chân các nhà đầu tư tiên phong vào vùng đất “nắng gió” Ninh Thuận
06:00, 05/09/2018
Sau khi hoàn tất giai đoạn 1, nhà máy điện gió Trung Nam gồm: 17 trụ, công suất 39.95 MW, đạt sản lượng khai thác 110 triệu kWh/năm. Dự kiến đến Quý IV/2019, giai đoạn 2 dự án sẽ có thêm 16 trụ, công suất 64 MW và đạt sản lượng khai thác 179 triệu kWh/năm. Giai đoạn 3 dự kiến hoàn tất trong năm 2020 sẽ 12 trụ, có công suất 48 MW và đạt sản lượng khai thác 134 triệu kWh/năm.
Nhà máy điện gió sử dụng tuabin gió có công nghệ “Không hộp số” (Gearless) và tự động điều chỉnh đón gió do ENERCON – nhà sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu Châu Âu đến từ Đức – cung cấp. Với công nghệ tuabin không hộp số, các trụ gió tại trang trại điện gió Trung Nam có thể hoàn toàn vận hành bình thường ngay khi gió đạt tốc độ 2.5 m/s và cùng tốc độ gió như thế là các tua bin đã có thể khởi động. Đây là khả năng mà gần như các dự án tại Việt Nam, tính đến tháng 05/2019, không đạt được.
Bên cạnh, do không có hộp số, các công tác bảo trì hệ thống cho tuabin cũng ít hơn, khi không có ma sát gây hao mòn. Giảm được công tác bảo trì, chi phí duy tu của công trình được tối thiểu, tiết kiệm chi phí và tăng thời gian hoạt động khai thác.
Trong khi nhà máy điện mặt trời Trung Nam sử dụng 705.000 panel pin, với công nghệ: Dual Glass Mono Perc 72 Cell 375 - 380 Wp. Đặc trưng tại cánh đồng điện mặt trời là thiết bị INVERTER và công nghệ chuyển hoá bức xạ mặt trời do SIEMENS cung cấp. Cùng với đó là Hệ giá đỡ tự điều hướng có thể tự động điều hướng nắng, có góc xoay 120 độ.
Các thiết bị được thiết kế chịu nhiệt độ trên 40 độ C, mà không suy giảm hiệu suất chuyển hoá, cũng như không xảy ra tình trạng quá tải do nhiệt độ cao. Các thiết bị, phụ kiện khác do Siemens triển khai đạt được kích thước tối ưu khi gọn và nhẹ hơn so với các hãng khác. Với tính linh hoạt mà công nghệ mang lại, với 18 bán dẫn, công trình có thể tiếp tục kết nối thêm các tấm pin mặt trời trực tiếp với hệ thống đã lắp đặt và tăng sản lượng khai thác.