ICAEW: Việt Nam tiếp tục là điểm sáng kinh tế trong khu vực
Báo cáo của ICAEW chỉ ra, mặc dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến đạt 6,7% vào năm 2019, con số này vẫn vượt trội so với các nền kinh tế còn lại trong khu vực.
Dự báo của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) cho biết, tăng trưởng kinh tế chung của khu vực trong nửa đầu năm 2019 chậm lại 4% so với 4,5% cùng kỳ năm 2018. Đây là kết quả của sự tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhu cầu nội địa Trung Quốc giảm và suy thoái trong chu kỳ điện tử toàn cầu.
Tài khoản vãng lai của các nước khu vực ASEAN đã giảm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong đó tài khoản vãng lai ở 5 trong 10 nước thâm hụt khi có mức xuất khẩu trên tổng GDP giảm – hàm ý tăng sự phụ thuộc vào các dòng vốn nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
ADB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng trước "bão tố"
09:16, 25/09/2019
Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam như thế nào?
11:11, 03/08/2019
Vì sao WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2019 thấp hơn 2 năm trước?
14:34, 24/04/2019
VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,9% trong năm 2019
10:21, 10/01/2019
Tuy nhiên, chỉ có Việt Nam và Malaysia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với khu vực, phản ánh sự giảm tốc khiêm tốn hơn trong tăng trưởng xuất khẩu và sức bật của nhu cầu nội địa. Trong khi đó, đà xuất khẩu chậm lại đè nặng lên sự tăng trưởng của các nền kinh tế phụ thuộc thương mại như Singapore, Thái Lan và Philippines.
Sở dĩ có điều này là do Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi từ hiệu ứng chuyển hướng thương mại tích cực, mặc dù ở đà thấp hơn, cũng như sức cầu mạnh trong nước và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vững chắc.
Trong 1 xu hướng tích cực, nhiều doanh nghiệp sản xuất có thể cân nhắc Việt Nam như một cơ sở sản xuất thay thế, tạo thêm động lực mới cho luồng vốn đầu tư FDI. Bên cạnh đó, xuất khẩu là một lợi thế cho tăng trưởng kinh tế, cho phép Việt Nam vượt trội so với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Xuất khẩu tăng 33% sang Mỹ trong nửa đầu năm 2019, đã giúp bù đắp thương mại chậm hơn với Trung Quốc và các nước trong khu vực, cho phép Việt Nam vượt trội so với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Trong khi đó, sức tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong giai đoạn 2019-2020. Chi tiêu hộ gia đình dự kiến sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ. Ngoài ra, triển vọng trung hạn cho dòng vốn FDI vẫn rất khả quan, với dòng vốn FDI vững chắc dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư. Do đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,25% trong năm tới.
Sức tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong giai đoạn 2019-2020. Chi tiêu hộ gia đình dự kiến sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ.
Mặc dù vậy, bà Sian Fenner, Cố vấn Kinh tế ICAEW & Trưởng Kinh tế gia Oxford khu vực Châu Á cho biết, trong bối cảnh những cơn gió ngược trên toàn cầu đang diễn ra và những kết quả không chắc chắn xung quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục là yếu tố chính fẫn đến triển vọng kinh tế trên toàn khu vực tiếp tục sụt giảm, đặc biệt là giữa các nền kinh tế phụ thuộc thương mại.
Mặt khác, với Việt Nam, chính sách thuế tiềm năng từ Mỹ cũng tạo ra nguy cơ chính đối với tăng trưởng. Ngoài các mức thuế cao đối với một số sản phẩm thép và nhôm đã có, ba nhóm sản phẩm: máy tính và phụ tùng, dệt may và thủy sản, có nguy cơ bị áp thuế cao hơn, bao gồm khoảng 18,4 tỷ đô la Mỹ hoặc gần 39% xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2018.
Do đó, về tương lai, Việt Nam cần thiết phải cải cách cơ cấu để cải thiện khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như đảm bảo giáo dục và đào tạo đầy đủ để tăng khả năng mở rộng sản xuất. Đồng thời, trong khoảng thời gian cuối năm có thể có những biến động gây sức ép đến lạm phát, do đó vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình.