"Cởi trói" cho các dự án điện mặt trời áp mái

Linh Nga 08/01/2020 00:00

Bộ Công Thương đã đồng ý cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái.

faf

Các hộ gia đình, nhà xưởng, trung tâm thương mại… đầu tư lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà vẫn tiếp tục được đấu nối vào lưới điện và được lắp côngtơ đo đếm 2 chiều thay vì phải tạm ngưng như thời gian trước.

Bộ Công thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chấp thuận EVN tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu mua bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái.

Tuy nhiên, Bộ Công thương đề nghị EVN thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay đổi nếu có so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong dự thảo về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng sau ngày 1/7/2019 của Bộ Công thương.

Như vậy, các hộ gia đình, nhà xưởng, trung tâm thương mại… đầu tư lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà vẫn tiếp tục được đấu nối vào lưới điện và được lắp côngtơ đo đếm 2 chiều thay vì phải tạm ngưng như thời gian trước.

Mặc dù đồng ý việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện, nhưng Bộ Công Thương đề nghị EVN thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong Dự thảo của Bộ Công Thương đã trình cấp có thẩm quyền.

Bộ Công Thương cũng lưu ý Tập đoàn Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối vào các hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu.

Có thể bạn quan tâm

  • Tương lai cho điện mặt trời áp mái

    Tương lai cho điện mặt trời áp mái

    11:17, 30/08/2019

  • Giải pháp nào để đầu tư điện mặt trời áp mái hiệu quả?

    Giải pháp nào để đầu tư điện mặt trời áp mái hiệu quả?

    11:30, 23/08/2019

Giám đốc một công ty lắp đặt điện mặt trời TP.HCM trả lời thông tin trên báo Tuổi trẻ cho biết rằng, văn bản này đã "cởi trói" cho các dự án điện mặt trời áp mái bị ảnh hưởng thời gian qua. Theo vị này, thời gian qua nhiều người muốn lắp điện mặt trời áp mái nhưng khá hoang mang về việc ngành điện ngưng cấp côngtơ hai chiều để đo đếm chỉ số điện mặt trời phát lên lưới. Đến nay, người dân sẽ yên tâm tiếp tục lắp điện mặt trời.

Sau hơn 2 năm khuyến khích phát triển, công suất điện mặt trời áp mái mới đạt 350 MW. Việc tiếp tục cho phép đấu nối, mua điện từ các dự án này, theo đại diện EVN, sẽ tạo điều kiện phát triển loại năng lượng này, giúp chủ đầu tư bán điện cho EVN trong thời gian chờ Chính phủ ban hành quyết định cơ chế giá mới.

Trên thực tế, để hưởng ứng chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã bỏ tiền đầu tư. Nhưng nếu thời điểm này lắp xong, điện mặt trời trên mái nhà sẽ phải chờ đợi bởi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không ký hợp đồng mua bán điện (PPA), chưa lắp côngtơ đo đếm hai chiều.

Lý do xuất phát từ văn bản yêu cầu tạm ngưng thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán điện của Bộ Công thương vào ngày 16/12/2019 khiến EVN phải ra một văn bản đến các đơn vị thành viên yêu cầu tạm ngừng ký kết các thỏa thuận kỹ thuật.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng khi đã lắp rồi mới té ngửa ra là không thể hòa lưới, các hợp đồng mua bán điện với EVN tạm thời "đóng băng" khiến doanh nghiệp cũng không biết phải xử lý thế nào.

Mất gần nửa đầu năm 2019, thị trường phát triển lèo tèo, người dân không thể nhận tiền mua bán điện do chưa có cơ chế thanh toán, vướng mắc về thuế, hóa đơn. Khi điểm nghẽn này được tháo gỡ thì lại rơi vào khoảng thời gian người dân lắp, ghi nhận chỉ số điện nhưng vẫn không được thanh toán do chưa có giá mới thay thế giá cũ đã hết hiệu lực từ 30/6....

Ở một diễn biến có liên quan, vào ngày 31/12/2019, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Theo Dự thảo, giá bán điện của các hệ thống điện mặt trời mái nhà là 1.916 đồng/kwh tương đương 8,38 UScent/kWh.

Linh Nga