Các tập đoàn, Tổng công ty tại “siêu Ủy ban” đang thiệt hại vì COVID-19 ra sao?
Siêu Ủy ban vừa báo cáo đánh giá sơ bộ về thiệt hại tại 19 tập đoàn, tổng công ty do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có báo cáo nhanh về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của 19 đơn vị này, trong đó các đơn vị trong lĩnh vực GTVT chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho biết, số lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không suy giảm mạnh. Tổng công ty phải cắt giảm chuyến bay, đường bay để giảm thiệt hại. Trong bối cảnh siết chặt việc đi lại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, nhu cầu khách đi lại giữa thị trường hai nước đã giảm sút mạnh (hệ sống sử dụng ghế mạng đường bay Trung Quốc trong tháng 1/2020 mặc dù là cao điểm tết song chỉ đạt 66%, giảm 5%; số khách book trong tháng 2/2020 chỉ đạt trung bình 20-30%).
Dự kiến Công ty mẹ - Tổng công ty có thể giảm doanh thu đến 12.500 nghìn tỷ đồng (tương đương 16% kế hoạch năm 2020) và giảm lợi nhuận đến 5.880 tỷ đồng, lỗ 4.300 tỷ đồng (trong khi kế hoạch lãi gần 1.600 tỷ đồng).
Do đó, khó có thể hoàn thành được kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được Ủy ban thông qua và HĐTV phê duyệt.
Các công ty có vốn góp của tổng công ty cũng bị giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận tương ứng, dự kiến lợi nhuận trước thuế của 17 tổng công ty (không bao gồm JPA-K6) giảm ít nhất 320 tỷ đồng, cổ tức lợi nhuận chia về cho Tổng công ty cũng giảm ít nhất 250 tỷ đồng.
Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thì ượng khách dự báo giảm hơn 12 triệu lượt, sản lượng thực hiện ước chỉ đạt 90% kế hoạch đề ra cho năm 2020. Doanh thu của tổng công ty giảm gần 2.800 tỷ đồng và chỉ đạt khoảng 87% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế cũng giảm hơn 2.600 tỷ đồng, tương đương 76% kế hoạch năm.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ở thị trường xăng dầu, tổng sản lượng bán nội địa tháng 1/2020 là 800.000m3 giảm 4% so với tháng 12/2019 và 89% so với tháng 1/2019. Kể từ khi công bố dịch, sản lượng xuất bán nội địa toàn tập đoàn bình quân 1 ngày của tháng 2 giảm 20% so với trước. Mặt hàng gas cũng giảm, sản lượng chỉ bằng 76% so với cùng kỳ 2019; Nhiên liệu hàng không giảm 20%.
Với Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, thị trường tiêu thụ chậm, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất từ 5-8 triệu đồng/tấn, giá xuất khẩu giảm còn 1.260 USD/tấn.
Trong khi đó, giá thu nội địa cao hơn giá xuất khẩu mà hiện Tổng công ty phải mua từ các đơn vị thành viên 27-30 nghìn tấn mỗi năm. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của tổng công ty, nhất là đầu mối xuất khẩu chính tại văn phòng công ty mẹ.
Ở Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam gặp khó khăn là một số khách hàng Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu dăm gỗ làm giá xuất khẩu dăm gỗ trên thị trường giảm.
Một số đơn hàng nhập khẩu thông qua đối tác vận chuyển của Trung Quốc bị kéo dài và phát sinh chi phí, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Tổng công ty.
Có thể bạn quan tâm
"Siêu uỷ ban" quản lý vốn Nhà nước nhìn từ trường hợp Trung Quốc và Cuba
11:06, 01/03/2020
"Siêu uỷ ban": Chủ trương đúng vì sao chưa hiệu quả?
10:37, 29/02/2020
Hé lộ kế hoạch kinh doanh năm 2020 của nhiều "ông lớn" thuộc "siêu ủy ban"
16:56, 26/02/2020
"Siêu ủy ban" nói gì về việc "lỡ hẹn" thoái vốn Vietnam Airlines, ACV?
16:00, 15/10/2019
"Siêu ủy ban" xin ưu đãi, ưu tiên cho một số dự án thua lỗ
15:06, 03/08/2019
Chuyển “khẩu” 12 dự án thua lỗ về “Siêu ủy ban”: “An cư” liệu có “lạc nghiệp”?
11:22, 23/07/2019
"Siêu Ủy ban" giao chỉ tiêu "nặng" cho PVN
11:30, 15/07/2019
12 dự án thua lỗ về “Siêu Uỷ ban” liệu có “hồi sinh”?
10:56, 14/07/2019
Với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hàng loạt đoàn tàu phải dừng chạy do vắng người do lo ngại lây lan dịch bệnh Covid-19; Đặc biệt ngày 4/2 ngành đường sắt chính thức dừng vận hành tuyến tàu liên vận quốc tế Việt Nam - Nam Ninh đã ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận, khó đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao.
Doanh thu vận tải hành khách dự kiến giảm 54,8 tỷ đồng (giảm 13,3% so với cùng kỳ). Vận tải hàng hóa cũng dự kiến giảm 9,9 tỷ đồng doanh thu.
Đối với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, hầu hết đội tàu phải lùi dồn dẫn tới không có dòng tiền trả nợ và chi phí duy trì đội tàu.
Hoạt động logistics của doanh nghiệp dịch vụ hàng hải với khách hàng Trung Quốc đang tạm dừng, đội xe chưa được xuất cảnh qua biên giới, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển sang các cảng Trung Quốc cũng tạm dừng do các hãng tàu chủ động cắt tất cả các chuyến có lịch trình vào Trung Quốc, Đài Loan. Hoạt động tạm nhập tái xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt chi phí lưu kho tăng cao.
Nếu dịch bệnh kéo dài tới hết tháng 3 hoặc sang quý II, Tổng công ty dự kiến doanh thu hợp nhất giảm 1.621 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất giảm 534 tỷ đồng so với kế hoạch (10.315 tỷ đồng doanh thu và 938 tỷ đồng lợi nhuận).
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thì từ 8/1/-20/1 âm lịch, doanh thu thu phí các chuyến cao tốc giảm 14,1% so với cùng kỳ 2019, đặc biệt tuyến Nội Bài – Lào Cai sụt giảm 28%, tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình giảm 14,3%, tuyến HCM – Long Thành – Dầu Giây giảm 5,8% so với cùng kỳ. Doanh thu phí tháng 2/2020 giảm 50 tỷ đồng so với kế hoạch.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây, một số Tổng công ty sau khi chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn do vướng các cơ chế chính sách và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Trước câu hỏi về việc nhiều doanh nghiệp xin chuyển từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về lại bộ chủ quản cũ tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Hai diễn ra chiều tối ngày 3/3, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã phản bác quan điểm này.
Theo bà Hà, thực hiện Nghị định 131 của Chính phủ, 19 Tập đoàn, Tổng công ty bàn giao nguyên trạng về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Trong quá trình triển khai, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nhận được 259 nhiệm vụ dở dang và 1 số nhiệm vụ mà các Tập đoàn, Tổng công ty triển khai và thông qua trước 2017 nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chủ sở hữu triển khai.
Thậm chí, theo bà Hà, có dự án triển khai dở dang 10 năm, 20 năm, việc chuyển giao hồ sơ về Ủy ban, cơ quan này nhận thấy còn nhiều dự án chưa đầy đủ. Với mỗi dự án, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước yêu cầu triển khai theo đúng trình tự thủ tục, pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành.
“Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chiếu theo quy định thì một số dự án không phù hợp, không hiệu quả thì phải yêu cầu làm rõ. Có những doanh nghiệp, Tập đoàn chưa quen cách triển khai của Ủy ban nhưng chúng tôi yêu cầu phải bảo toàn vốn, phải có hiệu quả. Khi không hiệu quả chúng tôi yêu cầu phải báo cáo,” bà Hà chia sẻ.