Đặc điểm của Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới, đó là có số lượng doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước và quy mô vốn nhà nước rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong GDP...
Trên thế giới, chỉ một số ít quốc gia có đặc điểm như vậy, chẳng hạn Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên. Vậy mô hình quản lý vốn nhà nước như thế nào phù hợp với đặc điểm này?
Nếu theo hình thức cơ quan hành chính, cơ quan này sẽ làm gì để thu hút người có trình độ quản lý tài chính, có tính chuyên nghiệp? Bên cạnh đó, một vấn đề là cơ quan này chỉ quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty lớn, vậy vốn nhà nước ở những doanh nghiệp nhỏ hơn thì sao?
Bản chất của chuyện quản lý vốn nhà nước là về vấn đề sở hữu. Kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng, tài sản tư nhân thường được quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn vốn nhà nước. Bởi thế, các quốc gia có quy mô vốn nhà nước rất lớn, ví dụ Trung Quốc, đều đang thu hẹp khu vực này. Ở Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế đầu tàu đều là các tập đoàn tư nhân…
Có thể bạn quan tâm
10:37, 29/02/2020
16:00, 15/10/2019
15:06, 03/08/2019
14:55, 08/04/2019
01:56, 12/11/2018
Thực tế tại Trung Quốc có thể là bài học cho chúng ta. Dù đã thành lập Uỷ ban Quản lý, giám sát tài sản nhà nước (SASAC), nhưng hiện tại, Trung Quốc đã phải tính chuyện thành lập 2 công ty quản lý vốn nhà nước; một dành cho doanh nghiệp công ích, an ninh quốc phòng; một dành cho các doanh nghiệp khác.
Còn với mô hình SASAC của Trung Quốc cũng đã phải thay đổi, vì họ nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý. Nhiệm vụ chính của SASAC là đại diện chủ sở hữu của các DNNN, hoặc cổ đông nhà nước của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, giám sát giải quyết các vấn đề trong hoạt động hàng ngày tại các DNNN.
Tuy nhiên, thất bại của SASAC là để cơ quan địa phương, bộ ngành can thiệp nhiều vào hoạt động nghiệp vụ, lãnh đạo vẫn hưởng lương, quản lý theo kiểu hành chính. Trước tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra việc cải tổ SASAC như một yêu cầu tất yếu trong một chuỗi các nhiệm vụ cải cách DNNN ở Trung Quốc, định hướng về việc tách biệt 2 chức năng quản lý vốn nhà nước và chức năng quản trị doanh nghiệp.
Tiến tới, SASAC sẽ chỉ còn là cơ quan hoạch định chiến lược và chính sách cho hệ thống mà sẽ không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động các doanh nghiệp. Một điểm lưu ý là SASAC cũng chưa tiến tới công khai minh bạch tình hình tài chính. Thông tin về kết quả kinh doanh và hoạt động của đơn vị này còn hạn chế so với mô hình của Singapore.
Với Temasek của Singapore chúng ta thấy, Singapore có rất ít doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và nhiệm vụ chính của Temasek là kinh doanh. Temasek Holdings được Chính phủ Singapore thành lập nhằm quản lý tài sản vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính. Việc thành lập tập đoàn này nhằm tách biệt vai trò điều hòa và ra chính sách của Chính phủ khỏi vai trò kinh doanh vốn nhà nước.
Ban đầu, tập đoàn tập trung đầu tư nắm giữ cổ phần trong các công ty nhà nước Singapore có vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế trong các lĩnh vực bất động sản, tài chính, hàng không, viễn thông như: Tập đoàn Hàng không Singapore Airlines, Tập đoàn Năng lượng SingPower, Tập đoàn Viễn thông SingTel.
Từ năm 2002, Temasek mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đa dạng hóa đầu tư, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Năm 2011, hoạt động đầu tư của Temasek vươn ra toàn thế giới.
Những thành công của Temasek đến từ mô hình và định hướng quản lý đặc thù của tập đoàn này. Dù là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng Temasek được quyền hoạt động độc lập và ra các quyết định đầu tư tự chủ, đề cao nguyên tắc thị trường và tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Lĩnh vực rót vốn của Temasek không bị giới hạn, và vươn tới nhiều quốc gia.
Với quyền tự quyết trong kinh doanh, Temasek không bị chi phối bởi nhóm chính trị gia hoặc Chính phủ. Các thành viên trong bộ máy quản trị là các cá nhân độc lập thuộc mọi tầng lớp, ngành nghề khác nhau, ở trong nước hoặc nước ngoài, đến từ cả khu vực công và tư, tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định điều hành của mình. Điều này cho thấy mô hình của Temasek đã thoát khỏi hình thức của một doanh nghiệp nhà nước, tránh được rủi ro về lợi ích nhóm.
Đặc điểm của Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới, đó là có số lượng doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước và quy mô vốn nhà nước rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong GDP...
Do đó, vấn đề mấu chốt để đưa “siêu ủy ban” của Việt Nam hoạt động có hiệu quả, thì phải tiến hành cải cách mạnh mẽ hơn nữa các DNNN, như cổ phần hóa, xã hội hóa các DNNN.