Số lượng gạo kẹt ở các cảng lên đến 300.000 tấn.
Theo báo cáo nhanh của Hiệp hội lương thực Việt Nam vào hôm nay 15/4, số lượng gạo kẹt ở các cảng lên đến 300.000 tấn.
Liên quan việc hải quan cho mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm, ngày 15/4, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã thay mặt hội viên đề nghị ưu tiên thông quan các lô hàng kẹt ở các cảng và hủy toàn bộ tờ khai của thương nhân khai khống số lượng, không xuất trình được hàng hóa khi kiểm hóa...
Cụ thể, VFA, kiến nghị "giải tỏa" toàn bộ lượng gạo hàng hóa đã sẵn sàng tại các cảng bằng cách tạo điều kiện cho thương nhân khai tiếp đơn hàng còn đang khai dở dang và cho thương nhân thông quan toàn bộ lượng gạo nằm trên các cảng trong thời gian sớm nhất với số lượng khoảng 300.000 tấn, cao hơn 100.000 tấn so với con số ước lúc ban đầu;
Tổng cục hải quan xem xét tạo điều kiện phân luồng xanh (miễn kiểm tra) và luồng vàng (chỉ kiểm tra một phần) cho các lô hàng đã sẵn sàng ở cảng khi khai báo hải quan để thông quan nhanh chóng
Cho phép xuất khẩu gạo nếp và các mặt hàng gạo hữu cơ không giới hạn sản lượng vì đây là phân khúc hoàn toàn không ảnh hưởng đến cân đối cung cầu lương thực trong nước.
Đối với số lượng gạo 400.000 tấn được mở tờ khai "lúc nửa đêm": VFA kiến nghị sau khi trừ đi 300.000 tấn kẹt ở cảng thuộ diện ưu tiên thông quan thì 100.000 tấn gại còn lại đề nghị kiểm hóa thực tế hàng hóa của các thương nhân đã truyền tờ khai, kiểm tra số container, số seal thực tế của container hàng có đúng với số container, số seal đã được đưa lên mạng để mở tờ khai hay không, nếu phát hiện thương nhân khai khống nhằm giữ lượng hạn ngạch thì đề nghị hủy bỏ tờ khai này, đồng thời có biện pháp chế tài.
Trường hợp các thương nhân đã nộp tờ khai, nhưng không xuất trình đúng đủ số lượng hàng hóa, số container và số seal của container hàng đã đóng như khai báo, thì cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp chế tài.
Đối với hàng tàu, ưu tiên thực hiện thủ tục hải quan cho các thương nhân có tàu đã vào cảng nhận hàng trước và trong ngày 12/4/2020 để các thương nhân tranh thủ xếp hàng nhanh, tránh bị phạt.
Hủy toàn bộ tờ khai đã được nộp của thương nhân tại hệ thống, nếu phát hiện tình trạng không có tàu tại phao, khai khống số lượng, không xuất trình được hàng hóa khi kiểm hóa của thương nhận.
Đối với bất kỳ lượng hạn ngạch nào bị hủy, ngay lập tức phải được chuyển ưu tiên cho các lô hàng đã sẵn sàng ngoài cảng, nhưng việc đăng ký tờ khai vẫn chưa thành công.
Có thể bạn quan tâm
Hải quan mở tờ khai “thần tốc”, doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưng hửng
04:08, 15/04/2020
Đề nghị xem xét lại việc khai hải quan xuất 400.000 tấn gạo
00:17, 15/04/2020
Hải quan mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm: VFA đề nghị hội viên góp ý kiến
15:24, 14/04/2020
Cơ quan Hải quan khẳng định không có sự can thiệp vào hạn ngạch xuất khẩu gạo
21:00, 13/04/2020
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA, xác nhận việc tồn đọng lớn khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí lưu kho, bãi, chi phí vận chuyển hàng hóa lên kho bãi, chi phí nâng hạ... là rất lớn.
Ngoài ra, theo ông, doanh nghiệp phải chịu lãi suất, bị phạt hợp đồng, chi phí nhân công... có thể là vô cùng lớn, nhất là khi lượng hàng hóa bị tồn đọng lên đến hàng trăm nghìn tấn. Do đó, nếu các lô hàng không được thông quan xuất khẩu sớm, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại rất nặng nề.
Cũng trong hôm nay, Bộ Công thương đã ban hành công văn số 2666/BCT-XNK gửi Bộ NN&PTNT để nghị cho biết ý kiến: gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực không, tác động ảnh hưởng đối vùng trồng gạo nếp tại Long An, An Giang, đề xuất kiến nghị đối với xuất khẩu gạo nếp trong thời gian tới.
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.