Xuất khẩu tôm sang Mỹ vượt "bão" COVID-19

Nguyễn Việt 21/04/2020 11:00

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tính đến 15/3 vừa qua đạt gần 93 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu tôm tăng là do thời điểm này dịch bệnh chưa bùng phát mạnh ở Mỹ. Dịch COVID-19 lây lan rộng ở Mỹ bắt đầu từ tháng 3/2020 khiến hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có tôm vào thị trường này bị gián đoạn. Nhu cầu nhập khẩu, lượng tiêu thụ cũng giảm mạnh do việc thắt chặt để kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tôm ở phân khúc bán lẻ vẫn tăng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Vasep dự báo, nếu hết quý II/2020, dịch Covid-19 ở Mỹ được khống chế, kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá giai đoạn rà soát lần thứ 14 (POR 14) vẫn khả quan như giai đoạn trước (POR13) thì xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ dự báo sẽ tăng 3% đạt khoảng 675 triệu USD trong năm 2020.

VASEP dự báo, nếu hết quý II/2020, dịch COVID-19 ở Mỹ được khống chế, thì xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ dự báo sẽ tăng 3% đạt khoảng 675 triệu USD trong năm 2020.

Theoo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như tôm dễ bóc vỏ, tôm tẩm bột... để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phân khúc này.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam đã tự tin khi xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ?

    Việt Nam đã tự tin khi xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ?

    05:00, 11/11/2019

  • Cá da trơn: Rộng đường vào thị trường Mỹ

    Cá da trơn: Rộng đường vào thị trường Mỹ

    13:57, 05/11/2019

  • Gọi vốn 28 tỷ để tấn công thị trường Mỹ, startup “cô đơn” tìm được Shark “tri kỷ”

    Gọi vốn 28 tỷ để tấn công thị trường Mỹ, startup “cô đơn” tìm được Shark “tri kỷ”

    04:15, 14/09/2019

VASEP dự báo, nếu hết quý II/2020, dịch COVID-19 ở Mỹ được khống chế, kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá giai đoạn rà soát lần thứ 14 (POR 14) vẫn khả quan như giai đoạn trước (POR13) thì xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ dự báo sẽ tăng 3% đạt khoảng 675 triệu USD trong năm 2020.

Hiện nay Mỹ đứng thứ 2 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,4%. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 653,9 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2018. Trong tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.

Trong tháng đầu tiên của năm 2020, Mỹ đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng này đạt 37,9 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 1/2019. Năm 2019, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định sang Mỹ nhờ kết quả thuế chống bán phá giá khả quan.

Là doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0%  trong đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR13), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) ý thức được sự giám sát liên tục và khắt khe của Chính phủ Mỹ, nên đã đưa ra kế hoạch đầu tư khu nuôi tôm công nghệ cao 10.000ha, qua đó nâng tỉ lệ tự chủ nguồn nguyên liệu lên 30% vào năm 2020.

Kế hoạch này giúp Minh Phú kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn, việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cũng trở nên dễ dàng, thỏa mãn những điều khoản của Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP). Về năng lực sản xuất, Minh Phú là doanh nghiệp đầu ngành với sản lượng tôm sản xuất hàng năm gấp 4-5 lần so với các doanh nghiệp cùng ngành, dựa trên so sánh với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm (niêm yết) như Sao Ta (FMC) và Caminex (CMC).

Cụ thể, Minh Phú sở hữu 2 nhà máy chế biến lớn là Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang có công suất sản xuất 76.000 tấn/năm. Minh Phú đặt kế hoạch xây dựng mở rộng năng lực sản suất, gồm mở rộng nhà máy Minh Phú Kiên Giang, nâng công suất từ 36.000 tấn/năm lên 66.000 tấn/năm; xây dựng nhà máy tôm tẩm bột công suất 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. “Nguyên liệu chiếm 60-70% giá thành sản xuất của Minh Phú, nên đầu vào là yếu tố sống còn”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Công ty Minh Phú cho biết.

Minh Phú đang vận hành 2 loại vùng nuôi, gồm vùng nuôi công nghiệp và vùng nuôi sinh thái. Theo đó, vùng nuôi công nghiệp được đặt tại Lộc An (300ha, Vũng Tàu) và Kiên Giang (600ha). Nuôi bằng thức ăn tự nhiên, vùng nuôi tôm sinh thái 1 của Minh Phú có diện tích ước đạt 50.000ha.

Cũng là doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ, Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex) lưu ý, dù có lợi thế nhưng các doanh nghiệp tôm nên duy trì nhịp độ tăng trưởng vừa phải ở thị trường Mỹ, vì khả năng gặp bất lợi khi bên nguyên đơn tìm cách làm khó.

Chia sẻ về lợi thế từ kết quả POR13, ông Lực cho biết, Sao Ta sẽ thu lại tiền đặt cọc ở Hải quan Mỹ bằng 4,58% giá trị hàng xuất. Ở POR14, các doanh nghiệp tôm duy trì mức thuế này do đã thoả thuận với bên nguyên đơn từ trước và sẽ tiếp tục thu lại tiền đặt cọc giống như trên, trở thành nguồn lợi nhuận. Ở POR15 về sau (cho niên độ bán hàng từ năm 2019 trở về sau), các doanh nghiệp tôm Việt có thể sử dụng nguồn lợi thế này tiếp tục thoả thuận với nguyên đơn để tạo ổn định trong kinh doanh tôm với thị trường Mỹ.

Nguyễn Việt