Điện mặt trời áp mái cần có chính sách sát thực tiễn

Phương Thanh 19/05/2020 05:00

Bà Ngô Tố Nhiên, tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng cho rằng để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển thì thông tin về khả năng đáp ứng của hệ thống truyền tải là quan trọng...

Cần có cơ chế chính sách riêng cho phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, minh bạch

Cần có cơ chế chính sách riêng cho phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, minh bạch.

Những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành, lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dự án điện mặt trời trên mái nhà (nguồn điện cung cấp sử dụng tại chỗ) đang mang lại lợi ích lớn cho toàn xã hội. Phát triển điện mặt trời áp mái nhằm cung cấp điện sử dụng tại chỗ là giải pháp đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp. Do đó, Chính phủ cần có cơ chế chính sách riêng cho phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, minh bạch.

Chưa có hiệu quả cao

Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tính đến quý 1 năm 2020, cả nước đã có 26.146 công trình điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất 521,8 MWp tập trung phần lớn ở kinh tế động lực phía Nam, gồm khu vực công nghiệp chiếm 54% tổng công suất lắp đặt, khu vực hộ gia đình (29%), khu vực thương mại (12%) và hành chính sự nghiệp (5%). Trong đó, sản lượng điện phát lên lưới trong quý I vừa qua là 90,34 triệu kWh. Đây vẫn là mức rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển. Vì vậy, cần phải có thêm chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nguồn điện mặt trời áp mái, hướng đến tiêu thụ tại chỗ.

Mới đây, nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực điện mặt trời tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ- TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020. Cụ thể, mỗi kWh điện mặt trời áp mái giảm về 8,38 US cent/kWh (tương đương 1.940 đồng), thấp hơn 0,97 cent so với cơ chế áp dụng theo Quyết định 11 trước đây là 9,35 cent/kWh (tương đương 2.165 đồng). Các mức giá này chưa gồm thuế VAT, được điều chỉnh theo biến động tỷ giá VND/USD và áp dụng trong 20 năm từ ngày dự án vận hành thương mại chỉ trong có 6 tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Quy định ban hành cơ chế giá mua điện mặt trời áp mái trong ngắn hạn cộng với giới hạn công suất lắp đặt là 1MW đang là rào cản lớn khiến các chủ đầu tư điện mặt trời áp mái gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.

Cần chính sách thực tiễn

Đánh giá về các ưu đãi từ chính sách, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Huy - Phó trưởng VP Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại TP HCM cho biết, đa phần các doanh nghiệp đều ủng hộ sự chuyển đổi từ cơ chế giá FIT (feed-in-tariff) sang đấu thầu cạnh tranh và cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện và đơn vị phát điện (DPPA). Tuy nhiên, quá trình triển khai cần sớm có lộ trình cụ thể phù hợp với khung pháp lý, tương ứng với tình hình thực tế.

Để tăng hiệu quả đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà ở các khu công nghiệp, đề nghị bỏ mức trần khống chế công suất lắp đặt là 1MW. "Nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái để sử dụng tại chỗ, phối hợp với đơn vị điện lực thỏa thuận không phát vượt quá 1 MWp lên lưới, đồng thời thiết lập cơ chế công nhân các mô hình kinh doanh điện mặt trời áp mái. Duy trì giá FiT hoặc giảm tối đa không quá 10% trong 2 năm tiếp theo nhằm đảm bảo sự ổn định, tin cậy của thị trường và tối đa hóa lợi ích chung của xã hội", TS Huy nhấn mạnh.

Nhìn nhận về tính khả thi này, đại diện các doanh nghiệp điện mặt trời cho biết, mục đích của các phương án này là giúp Việt Nam giải quyết những hạn chế về khả năng sẵn sàng của lưới điện, và quy trình giải phóng mặt bằng đất đai phức tạp, nhằm mục đích giảm bớt các rủi ro các đơn vị sản xuất điện.

Đồng quan điểm trên ông Du Dương, Phó đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam (VCEA) tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết “Trong bối cảnh thiếu nguồn phát điện như hiện nay Hiệp hội VCEA đại diện cho các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ kéo dài chính sách giá bán điện mặt trời áp mái, theo Quyết định 13, ít nhất thêm 1 năm nữa đến 31/12/2021. Đồng thời cần xây dựng cơ chế chính sách phát triển điện mặt trời áp mái với lộ trình rõ ràng, dài hạn, bền vững và ban hành 6 tháng trước khi kết thúc thời hạn FIT2 để doanh nghiệp đủ thời gian hoàn thiện và định hướng kinh doanh dài hạn".

Theo quan điểm của bà Ngô Tố Nhiên, tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng “để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo thì thông tin về khả năng đáp ứng của hệ thống truyền tải là vô cùng quan trọng. Chính phủ nên công bố và cập nhật công khai thông tin về khả năng tiếp nhận điện năng lượng tái tạo lên hệ thống lưới truyền tải. Xem xét chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải dưới hình thức BT, BOT.

Đồng thời nên có các nghiên cứu cơ chế chính sách cho phép tư nhân tham gia giải tỏa công suất phát điện bằng cách góp vốn đầu tư vào xây dựng các đường dây, trạm biến áp. Nếu chủ trương này đã được thông qua thì cần công bố minh bạch quy trình, thủ tục đầu tư. Việc ban hành cơ chế chính sách khung sẽ mở ra cơ hội cạnh tranh cao, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp thực sự có năng lực tham gia, tránh trường hợp áp dụng cơ chế chỉ định thầu như hiện nay. Cần xây dựng khung chỉ tiêu đánh giá khả năng kỹ thuật và tài chính của các chủ đầu tư nhằm loại bỏ các chủ đầu tư có năng lực kém.

Để có thể tiếp tục phát triển điện mặt trời áp máp các giải pháp đầu tư, quy hoạch xây dựng đường dây 500kV mạch 3 cũng như lưới điện truyền tải cần cụ thể hóa trong quy hoạch điện VIII để tối đa hóa năng lực phát điện của các dự án năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành cần làm việc có trách nhiệm, giám sát và đẩy nhanh đúng tiến độ xây dựng đường dây truyền tải điện khi đã có quyết định triển khai. Trong đó, các cơ quan quản lý Nhà nước nên công khai minh bạch, cụ thể hóa kế hoạch nâng cấp, xây mới hệ thống đường dây và trạm truyền tải đảm bảo vận hành tối ưu các nhà máy điện năng lượng tái tạo đã được đầu tư.   

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ Công thương: Bán dự án điện mặt trời cho nước ngoài là hoạt động bình thường

    Bộ Công thương: Bán dự án điện mặt trời cho nước ngoài là hoạt động bình thường

    20:41, 18/05/2020

  • Khơi thông mặt bằng cho điện mặt trời

    Khơi thông mặt bằng cho điện mặt trời

    04:00, 17/05/2020

  • Trao tặng hệ thống điện mặt trời cho Đồn Biên phòng Đắk Bô

    Trao tặng hệ thống điện mặt trời cho Đồn Biên phòng Đắk Bô

    15:59, 16/05/2020

  • Trung Nam Group xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

    Trung Nam Group xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam

    08:53, 16/05/2020

  • Cuộc đua về đích của các dự án điện mặt trời sẽ bị nghẽn lại

    Cuộc đua về đích của các dự án điện mặt trời sẽ bị nghẽn lại

    11:00, 15/05/2020

  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    11:15, 09/05/2020

  • Thời hạn áp giá mới cho điện mặt trời: Thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư

    Thời hạn áp giá mới cho điện mặt trời: Thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư

    00:30, 22/04/2020

  • Biểu giá bán điện mặt trời mới: Doanh nghiệp ở thế

    Biểu giá bán điện mặt trời mới: Doanh nghiệp ở thế "tiến thoái lưỡng nan"

    11:00, 20/04/2020

Phương Thanh