Cuộc đua về đích của các dự án điện mặt trời sẽ bị nghẽn lại

Tuấn Tú 15/05/2020 11:00

Với hàng loạt hứa hẹn của chủ đầu tư với người dân, đối tác, nhà nước để thực hiện đúng tiến độ, nhưng thời hạn áp dụng biểu giá FIT2 là quá ngắn và doanh nghiệp đang bị đẩy vào vào thế đường cùng...

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Mai Chí Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam cho biết, cuộc đua về đích của các dự án điện mặt trời sẽ bị nghẽn lại, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn với cơ chế như hiện nay.

Thách thưc lớn từ cơ chế khuyến khich phát triển điện mặt trời

Đầu tư phát triển năng lượng mặt trời sẽ bị nghẽn lại.

Đặc biệt là thời gian áp dụng cơ chế khuyến khích của biểu giá FIT2 là quá ngắn để thực hiện một dự án, trong khi đó lãi suất Ngân hàng thương mại trong nước lên tới 11 %/ năm cao hơn rất nhiều so với lãi suất của các Ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, công tác như đấu thầu, giải phóng mặt bằng, tiến độ truyền tải đang đặt ra nhiều thách thức với nhà đầu tư dự án điện mặt trời.

"Nếu trong thời gian tới Chính phủ không có chính sách khuyến khích đồng bộ và gia hạn thời gian áp dụng cơ chế thì chắc chắn hàng loạt các dự án sẽ phá sản, kể cả điện măt trời áp mái và điện gió nếu không gia hạn cũng sẽ tắc như dự án điện mặt trời", ông Thiện nói.

Hiện nay, tốc độ phát triển dự án điện mặt trời quá nóng, các dự án được quy hoạch dồn dập, trong khi đó hệ thống truyền tải không thể đáp ứng kịp, dẫn tới không thể tận dụng hết công suất của dự án, hiện có rất nhiều dự án ảo chủ đầu tư xin dự án xong rồi để đấy, một là không đủ năng lực thực hiện hoặc chờ bán cho nước ngoài.

Ông Đào Du Dương – Phó thường trực của hiệp hội năng lượng sạch Việt Nam tại TP. HCM, kiêm trưởng ban Điện mặt trời nói vui mà thật rằng, hiện nay, có tới 1001 thách thức cho nhà đầu tư dự án điện mặt trời. Khó khăn nhất là công tác giải phóng mặt bằng giải tỏa, giá đất làm dự án bị đẩy lên quá cao có thời điểm bị thổi giá lên 1 tỷ đồng/ hecta, thời gian triển khai, vốn vay ngân hàng, khả năng truyền tải công suất, cắt giảm công suất … tất cả đều là ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án điện mặt trời.

Trước đó, nghị quyết số 55-NQ/TW của Ban Chấp Hành Trung Ương  về năng lượng tái tạo trong đó xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Đồng thời ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện.

Ông Dương phân tích, Nghị quyết đã chỉ ra tiềm năng của năng lượng tái tạo, sau đó các vấn đề triển khai để đi đến cuối cùng của nghị quyết 55-NQ/TW, chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhưng giữa chủ trương, chính sách với hiện thực đang là khoảng cách quá xa, điển hình mới nhất là quyết định 13/2020/QĐ-TTg, các nhà đầu tư đều trông chờ vào biểu giá FIT2 mới đủ thời hạn để chủ đầu tư kỳ vọng phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng khi ra đời, lại chưa tạo được sự kỳ vọng đó.

Với hàng loạt hứa hẹn của chủ đầu tư với người dân, đối tác, nhà nước để thực hiện đúng tiến độ, nhưng thời hạn áp dụng biểu giá FIT2 là quá ngắn doanh nghiệp đang bị đẩy vào vào thế đường cùng. Thiết nghĩ chính sách đưa ra để cho doanh nghiệp phát triển, nhưng vô hình chung đang đẩy các dự án điện mặt trời tới bờ vực phá sản.

Ngoài ra, chính sách của Chính phủ về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung nhất là điện mặt trời và điện gió thời gian áp dụng quá khẩn dẫn đến các nhà cung cấp nước ngoài tăng giá thiết bị, tạo sự khan hiếm, ép giá các nhà đầu tư điện mặt trời Việt Nam, điều này khiến các dự án điện mặt trời sẽ bị bỏ lại. 

Ông Trần Ngọc Nhật – Chủ tịch Công ty Hoàn cầu Long An cho biết, các dự án điện mặt trời đã phát điện thì chỉ tạo nguồn lợi ổn định không có lợi nhuận, công suất phát điện chỉ đạt 40-50% do hệ thống truyền tải quốc gia không đáp ứng được, lãi suất ngân hàng quá cao, chi phí giải phóng mặt bằng bị đẩy lên rất cao, chưa kể nhiều dự án có đường dây dài vài chục km2... điều này khẳng định rằng công tác triển khai dự án không thể tính bằng tháng được mà phải tính bằng năm.

Ngoài ra, còn rất nhiều vướng mắc đơn cử như Dự án nhà máy điện mặt trời Solar park1, khi chúng tôi đã đẩy mạnh tiến độ  dự án để hòa điện trước tháng 30/6/2019, nhưng do dự án có đường dây dài hơn 20km, đi qua nhiều xã, huyện một số nơi hộ dân yêu cầu quá cao khiến việc triển khai đấu nối là vô cùng khó khăn. Do vậy việc hóa vào lưới điện bị chậm mấy 2 tháng, điều đáng nó ở đây dù đã hòa lưới điện  gần 1 năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa được tính giá điện khiến cho các nhà đầu tư hoang mang.

Có thể bạn quan tâm

  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    11:15, 09/05/2020

  • Thời hạn áp giá mới cho điện mặt trời: Thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư

    Thời hạn áp giá mới cho điện mặt trời: Thách thức lớn với nhiều chủ đầu tư

    00:30, 22/04/2020

  • Biểu giá bán điện mặt trời mới: Doanh nghiệp ở thế

    Biểu giá bán điện mặt trời mới: Doanh nghiệp ở thế "tiến thoái lưỡng nan"

    11:00, 20/04/2020

  • Đầu tư điện mặt trời đang sôi động trở lại

    Đầu tư điện mặt trời đang sôi động trở lại

    17:00, 15/04/2020

  • [THỜI SỰ NGÀY 8/4] Lấp

    [THỜI SỰ NGÀY 8/4] Lấp "khoảng trống" chính sách cho giá mua điện mặt trời

    01:38, 08/04/2020

  • Hà Nội sẽ có thể có thêm 1500MWp điện mặt trời áp mái

    Hà Nội sẽ có thể có thêm 1500MWp điện mặt trời áp mái

    11:46, 12/03/2020

  • Độc đáo du lịch Điện mặt trời

    Độc đáo du lịch Điện mặt trời

    06:56, 02/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc đua về đích của các dự án điện mặt trời sẽ bị nghẽn lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO