Bộ Công Thương: Triển khai 5 nhóm công tác trọng tâm thực thi EVFTA

Nguyễn Việt 23/05/2020 11:42

Cục Xuất nhập khẩu ban hành kế hoạch triển khai thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) trong năm 2020 và các năm tiếp theo.

Công tác chuẩn bị cho việc thực hiện EVFTA là đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định được hiệu quả và bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời tận dụng được các cơ hội từ EVFTA để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.

công tác tận dụng Hiệp định EVFTA để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Bộ Công Thương khẩn trưởng triển khai nhiệm vụ thực thi Hiệp định EVFTA để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Thực hiện thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Công Thương và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA, ngày 20/5/2020, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đã ký Quyết định số 42/QĐ-XNK ban hành Kế hoạch triển khai thực thi Hiệp định EVFTA của Cục Xuất nhập khẩu trong năm 2020 và các năm tiếp theo. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu sẽ triển khai 25 nhiệm vụ, chia thành 5 nhóm công tác trọng tâm.

Thứ nhất, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cục Xuất nhập khẩu tập trung xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA trong tháng 6 năm 2020. Cục cũng nghiên cứu và trao đổi với các nước liên quan (các nước ASEAN và Hàn Quốc) để hướng dẫn triển khai cơ chế cộng gộp mở rộng theo EVFTA.

Các nhiệm vụ còn lại bao gồm: phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo xuất khẩu vào EU để được hưởng ưu đãi thuế quan; nghiên cứu, xây dựng quy định về hàng tân trang theo cam kết.

Thứ hai, công tác tận dụng Hiệp định EVFTA để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các hoạt động nghiên cứu về thị hiếu, dư địa, các cam kết của EU, khả năng sản xuất trong nước… chi tiết đến từng mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế quan sẽ được thực hiện ngay trong Quý II; từ đó phân tích, đánh giá cơ hội, khả năng tăng trưởng xuất khẩu và xây dựng phương án thực hiện ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.

Để triển khai các nhiệm vụ trên, Cục Xuất nhập khẩu sẽ chú trọng tổ chức làm việc với các Hiệp hội ngành hàng để xác định rõ các mặt hàng ta có lợi thế cũng như các biện pháp, giải pháp cần triển khai để tháo gỡ khó khăn, khai thông thị trường khi đã có ưu đãi thuế quan.

Đối với lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, căn cứ kế hoạch của Bộ Công Thương, nhu cầu của địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu sẽ thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA cho các cơ quan, tổ chức cấp C/O để các doanh nghiệp, Hiệp hội nắm bắt được cơ hội cũng như quy trình, thủ tục để có thể sớm tận dụng ngay các cam kết ưu đãi.

Trước mắt, ngay trong cuối tháng 5, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA cho các cán bộ làm công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực, để hoạt động cấp C/O được thuận lợi, hiệu quả ngay từ khi EVFTA và Thông tư hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Thứ ba, công tác theo dõi, đánh giá việc tận dụng Hiệp định EVFTA. Các đơn vị được giao theo dõi tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường EU, cập nhật các chính sách, biện pháp quản lý mới của EU có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam; tình hình sử dụng cam kết xuất xứ ưu đãi EVFTA và định kỳ báo báo để có biện pháp tham mưu kịp thời, đảm bảo hiệu quả trong việc tận dụng tối đa ưu đãi do EVFTA mang lại.

Thứ tư, công tác truyền thông, tuyên truyền và phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA. Đây là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đảm bảo Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích mà EVFTA mang lại, đồng thời có những chuẩn bị tốt nhất khi tham gia thị trường EU, như ưu đãi thuế quan từng mặt hàng, quy tắc xuất xứ… thông qua các khóa tập huấn, hội thảo, hội nghị hay các tài liệu, ấn phẩm, báo chí.

Thứ năm, tăng cường quản lý Nhà nước về công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ và chống gian lận xuất xứ hàng hóa. Cục Xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cách xử lý, thực hiện và rà soát về mặt kỹ thuật khi có yêu cầu về kiểm tra, xác minh xuất xứ từ phía EU trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, ngoài việc thực hiện các chương trình nâng cao năng lực của cơ quan, tổ chức cấp C/O, Cục sẽ thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra, xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo việc thực hiện quy tắc xuất xứ EVFTA.

Có thể bạn quan tâm

  • EVFTA - Hộip/nhập “tốc độ cao”: Thách thức nội luật hóa

    EVFTA - Hội nhập “tốc độ cao”: Thách thức nội luật hóa

    17:02, 22/05/2020

  • EVFTA - Hộip/nhập “tốc độ cao”: Đường

    EVFTA - Hội nhập “tốc độ cao”: Đường "cao tốc" hội nhập EU đã mở

    11:05, 22/05/2020

  • “EVFTA là cơ hội để gia nhập nhóm nước phát triển”

    “EVFTA là cơ hội để gia nhập nhóm nước phát triển”

    18:41, 20/05/2020

  • EVFTA: Muốn hội nhập đỉnh cao, phải chăm lo con đường thể chế và vun đắp năng lực cạnh tranh

    EVFTA: Muốn hội nhập đỉnh cao, phải chăm lo con đường thể chế và vun đắp năng lực cạnh tranh

    14:24, 20/05/2020

  • Đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA ngay tại kỳ họp thứ 9

    Đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA ngay tại kỳ họp thứ 9

    14:12, 20/05/2020

  • EVFTA giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo xuống 0,7%

    EVFTA giúp Việt Nam giảm tỷ lệ nghèo xuống 0,7%

    12:03, 20/05/2020

Nguyễn Việt