NHÂN LỰC 4.0: Nhân lực quản lý kiểu mới
Đích đến cuối cùng là xây dựng một thế hệ các nhà quản lý mới có tầm nhìn xa trông rộng và sở hữu tất cả những tố chất có khả năng truyền cảm hứng...
Một báo cáo toàn cảnh mới đây của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam đã chỉ ra sự thiếu hụt rõ ràng về năng lực trong lực lượng lao động. Đặc biệt, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực quản lý có chuyên môn cao đang tạo ra rào cản vô hình ngăn doanh nghiệp Việt đưa ra các quyết định linh hoạt cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Họ cần những nhà lãnh đạo biết tư duy, hành động và phản ứng một cách khác biệt để dẫn dắt doanh nghiệp vững bước trong kỷ nguyên số.
Đào tạo lãnh đạo tương lai
Với thực trạng hiện tại, nhu cầu về nhân lực quản lý cấp trung, và cũng có thể là lực lượng lãnh đạo tiềm năng của tương lai, nhiều khả năng sẽ vượt xa nguồn cung về số lượng và chất lượng.
Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề nguồn cung là chủ động đào tạo lượng lớn nhân lực quản lý, chẳng hạn, thông qua đẩy mạnh đào tạo nghề và kết nối các cơ sở giáo dục với nhu cầu về kỹ năng của thị trường.
Thực tế, yêu cầu về mối quan hệ mật thiết hơn giữa ngành nghề và đào tạo đang tăng cao, để từ đó có thể phối hợp xây dựng các chương trình hoặc đào tạo không chỉ mang tính giáo dục mà còn cung cấp kỹ năng thực tế cần có nơi làm việc.
Xu hướng đánh giá năng lực từ bài tập thực tế (authentic assessment) và nghiên cứu các ví dụ điển hình trong thế giới thực không chỉ gia tăng mà còn là điều bắt buộc trong môi trường học tập. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội để có thể làm hơn thế nữa. Ngành giáo dục và các tổ chức, doanh nghiệp có thể hợp tác cùng xây dựng các chương trình học tập, đồng thời đưa doanh nghiệp vào lớp học và ngược lại.
Một số tổ chức giáo dục quốc tế tiên phong như RMIT đã và đang phát triển các dự án tư vấn và giải quyết vấn đề trong thế giới thực với các đối tác doanh nghiệp, qua đó, tạo điều kiện cho những tài năng trẻ của Việt Nam bắt tay giải quyết các vấn đề tương lai và trở thành những người đồng sáng tạo ra cách học mới.
Xây dựng năng lực của lực lượng quản lý là mục tiêu dàihạn, đi song song với đó là yêu cầu xem xét kế hoạch kế nhiệm, cũng như rèn luyện tính bền bỉ và chuyển giao tri thức. lực lượng lao động cần biết phát triển lên từ nền tảng mà thế hệ đi trước để lại".
Đích đến cuối cùng của những nỗ lực đào tạo này là xây dựng một thế hệ các nhà quản lý mới có tầm nhìn xa trông rộng và sở hữu tất cả những tố chất có khả năng truyền cảm hứng. Cấp quản lý giàu tiềm năng trở thành lãnh đạo là những người có động lực, uy tín và có thể bồi dưỡng được thế hệ nhân viên mới có tay nghề, năng động và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.
Nhân sự bền vững từ nội lực
Xây dựng năng lực của lực lượng quản lý là mục tiêu dài hạn, đi song song với đó là yêu cầu thiết yếu cần xem xét kế hoạch kế nhiệm, cũng như rèn luyện tính bền bỉ và chuyển giao tri thức. Nói cách khác, cần phát triển một lực lượng lao động không chỉ có tay nghề nâng cao mà còn biết phát triển lên từ nền tảng mà thế hệ đi trước để lại.
Thực tế, Báo cáo Xu hướng nhân lực toàn cầu năm 2019 của hãng tư vấn – kiểm toán Deloitte cho thấy có sự chuyển dịch trong tư duy, từ ưu tiên tuyển dụng nhân tài bên ngoài sang tập trung vào tận dụng các nguồn lực nội bộ. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng nâng cao kỹ năng là cách làm vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí hơn.
Khai thác các kỹ năng có sẵn cũng như tìm cách đẩy mạnh những kỹ năng này có thể đem đến lợi thế độc nhất cho tổ chức. Đồng thời, những nỗ lực này cũng có thể tạo tác động lan tỏa đến các cộng đồng địa phương nơi tổ chức hoạt động, đóng góp vào kinh tế xã hội và quá trình chuyển giao kỹ năng.
Việc tăng cường sử dụng công nghệ trong ngành nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược hơn trong việc tuyển dụng, đào tạo và nhận diện nhân sự có tay nghề, đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức. Nhờ áp dụng công nghệ để xem xét năng lực và khối lượng công việc, những khoản thiếu hụt về nhân sự có thể được dự báo trước và xử lý kịp thời thông qua đào tạo hoặc tuyển dụng theo mục tiêu rõ ràng.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn bản lề đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm theo kịp với xu hướng thế giới. Vẫn cần một số năm nữa thì quá trình xây dựng nguồn nhân lực mới thực sự “đơm hoa kết trái” để đáp ứng được số lượng và chất lượng cần có cho thành công trong kỷ nguyên 4.0, nhưng Việt Nam đang ở vị thế hoàn hảo để theo đuổi hành trình này.
Có thể bạn quan tâm
Nguồn nhân lực Việt sẽ thay đổi ra sao sau COVID 19
23:09, 25/05/2020
Thị trường nhân lực: Nhiều thách thức trong cơ hội việc làm hậu COVID-19
00:10, 14/05/2020
[BÀI TOÁN NHÂN SỰ HẬU COVID-19] Tương lai nguồn nhân lực Việt Nam
05:00, 01/05/2020
Nhân lực IT: Nhà tuyển dụng đánh giá tố chất “Chính trực” cao hơn “Trình độ chuyên môn“
16:19, 24/04/2020
Doanh nghiệp cần lên phương án khôi phục nguồn nhân lực
00:10, 20/04/2020
Đích đến của tái cơ cấu nguồn nhân lực
19:03, 29/03/2020